Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương hoàn thành xử lý các tồn tại, bất cập về tổ chức giao thông trên...
NCB được chấp thuận tăng vốn lên hơn 19.200 tỉ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ...
Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay
Doanh nghiệp của tỉ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt doanh thu nhờ sản xuất công nghiệp và bất động sản
Ông lớn ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi xanh
Tổng giám đốc PNJ: Ngành trang sức đang đối mặt với 'cơn bão kép'
Doanh nhân Nguyễn Thúy Phượng - Nữ lãnh đạo Tâm Tài Sắc của Meey Group quý phái nhận danh hiệu Bông hồng Tài năng
Doanh nhân Nguyễn Thúy Phượng, nữ lãnh đạo tài ba của Meey Land (Meey Group) là đóa hồng quyền lực,...
CEO Nvidia lần đầu được tăng lương sau 10 năm
Ở tuổi 94, tỉ phú Warren Buffett thông báo kế hoạch nghỉ hưu
Nữ doanh nhân Lý Thị Quy được đề cử danh hiệu Bông hồng Tài năng 2025
Doanh nhân - Nam vương Bảo Toàn xứng đáng ứng cử 'Quý ông Thời đại'
Saigontourist Group ký loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược tại Nga, thúc đẩy du lịch hai chiều
Saigontourist Group ký kết và trao loạt biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển du lịch với các đối...
Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang
Khánh Hòa đón hơn 1 triệu lượt khách dịp lễ 30-4
Du khách lần đầu trải nghiệm bay khinh khí cầu trên đại ngàn
Doanh thu dịch vụ du lịch dẫn đầu, vì sao doanh nghiệp vẫn lo?
Tăng cường liên kết chuỗi và chế biến nâng cao giá trị quả vải
Sản lượng vụ vải năm nay dự kiến tăng đến 30%, trong khi đó thời gian thu hoạch và tiêu thụ...
Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân
Hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động hơn 884 tỷ đồng trong tháng 4
Hợp tác giữa Nikochi và nghệ sĩ Việt – Nâng tầm trải nghiệm âm nhạc
Công ty TNHH Điện Tử Nikochi Việt Nam và đơn vị đồng hành: công ty Unicorn với chương trình Tiếng...
Sau hợp nhất, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
Miền Trung: Ngư dân rộn ràng vươn khơi đánh bắt đầu năm
Dự án muối mỏ kali tại Lào của Vinachem quy mô hơn 520 triệu USD khởi động lại sau 8 năm
Những giờ miệt mài tập luyện cho màn trình diễn sống động của Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng
Không chỉ lay động khán giả bằng câu chuyện nhân văn về tình yêu gia đình, Lật Mặt 8: Vòng Tay...
CEO Annie Nguyễn tỏa sáng với màn vũ đạo nóng bỏng tại lễ tôn vinh Bông hồng quyền lực 2025
Lật Mặt 8 đại thắng phòng vé với 200 tỷ doanh thu, Lý Hải tiếp tục khẳng định vị thế không đối thủ
Ca sĩ Hà Ngọc Nhung từng học diễn viên nhưng bén duyên làm ca sĩ
Lý Hải vỡ òa khi được khán giả yêu thương, vây kín tại cinetour “Lật mặt 8” tại miền Tây
Uống dầu cá Omega-3 mỗi ngày có tác dụng gì?
Nhiều người băn khoăn với câu hỏi uống dầu cá Omega-3 mỗi ngày có tác dụng gì, hãy cùng xem...
Bác sĩ chỉ mẹo uống nước đẩy lùi bệnh tật, tăng sức khỏe mà không tốn tiền
Nguyên tắc 10-3-2-1 giúp giấc ngủ ngon
Đề án 10.800 tỷ đồng xây nhà hát: tham vọng & thiếu thực tế |
Thứ tư, 11/06/2014, 09:13 GMT+7 |
Dự thảo "Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030" vừa được đưa ra. Theo đó, 10.800 tỷ đồng sẽ dành cho việc xây mới, nâng cấp các rạp hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm từ nay đến năm 2020 đã gặp nhiều phản ứng từ chuyên gia, dư luận và thậm chí giới DN, doanh nhân. Họ cho rằng đây thực sự là một đề án đầy tham vọng nhưng có phần thiếu thực tế. Chi gần 11.000 tỷ cho dự án nhà hát thực sự là quá viển vông & thiếu tình thực tiễn Ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc Hội Đề án quy hoạch xuất phát từ yêu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống, tinh thần của người dân. Thực tế hiện nay, đầu tư cho văn hóa, giáo dục, y tế ở nước ta còn thấp so với nhu cầu của đất nước. Tất nhiên, cũng phải xem xét, cân nhắc xem cái nào là cần thiết, cái nào nên được ưu tiên trước. Trong bối cảnh hiện nay thì có hợp lý hay không? Từ đó, xem xét đánh giá cụ thể cơ sở biểu diễn nghệ thuật ấy đặt ở đâu, có khả năng phát huy hết hiệu quả hay không, có đáp ứng được nhu cầu cần thiết hay không. GS TS Nguyễn Xuân Kính - Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa - Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN: Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đưa ra con số 10.000 tỷ đồng cho việc trùng tu, xây dựng mới hệ thống nhà hát trên cả nước có lẽ không mấy ai khỏi giật mình và đặt câu hỏi như tôi, trùng tu, xây mới để làm gì? Chúng ta thử nhìn lại, tại Hà Nội hiện đã có Trung tâm Hội nghị quốc gia với 5.000 chỗ ngồi mà đang gần như "đắp chiếu", một năm sáng đèn sân khấu với số đêm đếm được trên đầu ngón tay. Rồi ở Đà Nẵng, dù Cung văn hóa thể thao Tiên Sơn (khoảng 6.000 chỗ) tuy không phải là nhà hát theo đúng nghĩa, song với thực tế hiện nay, chắc chắn nó cũng đáp ứng phần nào, tại sao không tận dụng mà phải xây mới. Hay cho đến các trung tâm triển lãm lớn như Giảng Võ, Bảo tàng lịch sử, hiện nay cũng có mấy người ghé qua, những khu đất dành cho triển lãm chuyển sang mục đích sử dụng khác. Ở đây, chúng ta cần phải biết con người cần nhất là cái gì, đầu tiên chính là sức khỏe, thế thì nhu cầu bệnh viện là quan trọng nhất, giúp người dân bảo vệ, giữ gìn sức khỏe, chuyện đó còn quan trọng hơn gấp nhiều lần những thứ huy chương hão. Hay cho đến sự nghiệp đi tìm con chữ, của biết bao trẻ em vùng cao, vùng khó khăn còn lắm gian nan, chúng cần một cây cầu qua suối dù nhỏ nhưng cũng đủ để không phải chui vào túi nilon qua cầu. Hơn nữa, nó cũng không phải đi qua những cây cầu tạm để tìm con chữ. Ông Lưu Quang Hoàn - GĐ Cty CP Thương mại - Xây dựng Kiến Trúc Xanh Trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông, tình hình kinh tế - xã hội khó khăn của Việt Nam, chúng ta cần có cái nhìn thực tế và thẳng thắn. Không thể mơ mộng kiểu 1 sự kiện thể thao có thể nâng tầm vị thế quốc gia, nâng cao thể lực người Việt. Không thể lãng mạn và chơi sang kiểu có thật nhiều nhà hát to đẹp thì nhu cầu thụ hưởng và trình độ văn hoá của người dân mặc nhiên tăng cao. Nhà nước và xã hội quan tâm thì mừng quá rồi. Nhưng vấn đề quan trọng nhất không phải là xây nhà hát, mà là con người. Không quy hoạch lại các đơn vị nghệ thuật trong cả nước, rồi xây nhà hát lên lấy ai mà diễn? Diễn gì? Cho ai xem? Họa sỹ Lê Thiết Cương Đề án này có 2 phần, phần 1, xây mới, phần 2 là trùng tu nhà hát xuống cấp. Theo tôi, phần trùng tu thì nên làm, bởi tôi cũng đã được đi nhiều nhà hát thuộc nhà nước, không biết họ có tiền mà không dùng tiền đó để trùng tu hay là họ quên mất là phải trùng tu, bảo dưỡng thường xuyên. Ví dụ có những nhà hát ngay Hà Nội, đừng nói các tỉnh, khu vệ sinh, xuống cấp. Trong khi, có nhiều nhà hát, không sử dụng hết, xây xong hoàn toàn không sử dụng, hoặc cho thuê 1 phần, phổ thông là các dịch vụ không liên quan gì đến chức năng của nhà hát. Ở đây, có hai vấn đề cần nhìn rõ, một là, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật chung của người dân đã được chia sẻ cho nhiều loại hình khác, không cứ phải đến nhà hát. Hai là, cách thức tổ chức quản lý. Theo tôi để giải quyết nên có cuộc khảo sát kỹ vì thực tế hiện nay tồn tại tình trạng nơi thì thừa, nơi thì thiếu. Bộ nên đặt ra mình nên dùng số tiền bao nhiêu là vừa chứ đừng nghĩ đến con số 10.000 tỷ đồng. Tôi thiết nghĩ, có chỗ nên xây mới, có chỗ nên trùng tu, có chỗ nên chuyển đổi mục đích, chức năng sử dụng, lấy tiền đó dùng vào xây sửa chỗ khác. Vì vậy, những người làm quy hoạch cụ thể là Bộ VHTT&DL nên có những cuộc khảo sát thật chi tiết và xây dựng lại quy hoạch. Và lẽ dĩ nhiên, sẽ không ai nói chuyện lãng phí tiền cho văn hóa, nếu nó được đầu tư đúng và đủ. Theo Fica
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|