Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác...
Ứng dụng CUB Vietnam nhận hai giải thưởng tại ABF Retail Banking Award
Ứng dụng CUB Vietnam được vinh danh nhờ cung cấp nền tảng tài chính kỹ thuật số an toàn, tiện...
Meey Group hợp tác đơn vị quốc tế đào tạo và hướng dẫn xây dựng báo cáo ESG
NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD
Vincom Retail lọt Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
PJICO nơi ông Đào Nam Hải từng làm Tổng giám đốc: ‘Hốt bạc’ nhờ bảo hiểm ô tô
Ông Phạm Ngọc Vịnh ngồi vào ghế nóng chủ tịch Bamboo Airways
Sáng 10-7, Bamboo Airways chính thức công bố ông Phạm Ngọc Vịnh giữ chức chủ tịch hội đồng quản...
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tạo ấn tượng đặc biệt với cộng đồng nhà đầu tư
Đại gia Xuân Thiện lộ diện ở một công ty chứng khoán
Công ty ông Đặng Thành Tâm 'ế' 147 triệu cổ phiếu, loạt nhà đầu tư 'chạy' phút chót
Nhà sáng lập Tập đoàn TH được tạp chí Global Brand vinh danh toàn cầu 2025
Tiềm năng du lịch to lớn của ‘viên ngọc xanh’ giữa đại ngàn Trường Sơn
Với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Vũ Quang được phê duyệt, Hà...
Du lịch biển Việt Nam hút khách từ nhiều thị trường mới nổi
Tiềm năng du lịch tỉnh Gia Lai mới là 'rừng vàng, biển bạc'
TP.HCM có gần 700 tài nguyên du lịch hấp dẫn chờ được khai thác
Thổ Nhĩ Kỳ thành công với All-Inclusive, Việt Nam đã sẵn sàng?
Gỡ vướng mắc về quy định kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Một số Hiệp hội, doanh nghiệp (DN) phản ánh những rào cản pháp lý kéo dài, khiến chi phí tăng cao,...
Nhà máy công nghệ cũ và bài toán chuyển đổi xanh
Đề xuất quy định mới về thuế thu nhập doanh nghiệp
Nghiên cứu thông tin phản ánh về PMI và lộ trình kiểm tra tem nhãn
La bàn giáo dục - Kiến tạo giá trị, đồng hành lan tỏa
Ngày 18/6 vừa qua, tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Tư vấn & Đào tạo V-Torch đã long trọng tổ...
Hành trình khôn lớn & yêu thương - Cột mốc đầu đời đáng nhớ cho con trẻ
Hợp tác giữa Nikochi và nghệ sĩ Việt – Nâng tầm trải nghiệm âm nhạc
Ca sĩ Kiều Nga: Làm mẹ đơn thân nhiều năm, nguyện ước cuối đời dang dở
Ca sĩ Kiều Nga nhiều năm rời sân khấu vì muốn trọn trách nhiệm với con, cuối đời chị mong về...
Hôn nhân hơn một thập kỷ bên vợ xinh đẹp kém 44 tuổi của nam nhạc sĩ nổi tiếng
Sao nhí Việt nổi đình đám nhờ một vai diễn phải chạy xe ôm, làm bảo vệ mưu sinh
Hoa hậu Nhung Nguyễn - Khoe gu thời trang đầy sức sống mùa Hè
Đám cưới của tỉ phú Jeff Bezos bùng nổ thời trang trên mạng, bất chấp chỉ trích
Uống nước lá rau mùi có tác dụng gì, có tốt không?
Không chỉ là gia vị quen thuộc, lá rau mùi khi đun nước uống còn giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ...
Uống nước lá tía tô với chanh có tác dụng gì?
Khám phá thế giới nước hoa đẳng cấp từ LOEWE
Viktor & Rolf – Hành trình tạo nên tuyệt tác giữa vũ trụ mùi hương
“Mời” ông chủ tư nhân ra khỏi ngân hàng? |
Thứ tư, 12/03/2014, 10:37 GMT+7 |
Có khá nhiều tập đoàn tư nhân lớn đang biến ngân hàng thành con tin của mình... “Đưa ngay các ông chủ tư nhân ra khỏi ngân hàng”, “mời họ ra ngồi ngoài” là những khuyến cáo của các chuyên gia trước tình trạng các ông chủ ngân hàng “tay trái cho vay để tay phải đáo nợ cũ” với dự án của mình. Nhưng, Ngân hàng Nhà nước có “mời” được họ ra hay không để hóa giải mối họa này?
Khi nhận xét về thực trạng nhiều ông chủ ngân hàng cố tình kéo dài sự sống đối với các công ty của mình bằng cách cho vay dự án sau, lấy tiền bù đắp nợ dự án trước, một chuyên gia nói thẳng: “Họ đang biến ngân hàng thành con tin!”. Theo ông, nợ xấu ngân hàng từ các tập đoàn lớn, kể cả khu vực tư nhân trong bối cảnh thị trường bất động sản phục hồi chậm đang báo trước những mối họa khôn lường. Nếu không cẩn trọng, sẽ làm cho hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn, cản trở tiến trình cải cách hệ thống tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đang theo đuổi. Trong đó, có khá nhiều tập đoàn tư nhân lớn đang biến ngân hàng thành con tin của mình. Họ thường xuyên đẻ ra các dự án mới nhằm lấy tiền vay để bù đắp vào các chi phí tài chính khác. “Một số công ty kiểm toán quốc tế cho tôi biết là đã tìm hiểu nhiều tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, và thấy dòng tiền của họ rất kẹt, phần lớn đều dựa vào tiền vay ngân hàng”, ông này nói. Cũng theo ông, những số liệu về việc các ngân hàng cho tập đoàn kinh tế lớn vay, kể cả khu vực tư nhân là bao nhiêu, hiện rất mù mờ, thiếu minh bạch. Vì thế, rất ít người biết được các ông chủ tư nhân chễm chệ ở các ngân hàng sử dụng tiền gửi của xã hội cho các công ty sân sau như thế nào. Thay vào đó, có những những ông chủ ngân hàng đã dành phần lớn số vốn trung dài hạn tập trung cho các dự án lớn của họ. Và cũng ngạc nhiên là nợ xấu ở các dự án này không thấy hiện ra bao giờ, đơn giản là bởi các ông chủ đã tự gia hạn nợ, thậm chí, “tay phải vay nợ mới, tay trái đáo nợ cũ” để hà hơi tiếp sức cho chúng. Đồng quan điểm này, ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.HCM phân tích thêm, tình trạng tài chính của doanh nghiệp hiện nay tạm phân thành ba loại. Một loại là lo làm ăn với ngành nghề chính, dòng tiền tốt, làm ăn bài bản thì sống khỏe. Trước, họ đi vay thì phải cho ngân hàng quà, còn nay, ngân hàng thường xuyên ve vãn họ, muốn họ vay thì phải mang quà tới. Loại thứ hai, đã cầm cự mấy năm, đang quyết tâm phục hồi. Còn loại thứ ba đã chết hẳn do kinh doanh theo kiểu “đứng núi này, trông núi kia”, dính vào bất động sản quá nhiều. “Vướng lớn nhất ở đây là nợ xấu từ các tập đoàn tư nhân nằm bất động trong hệ thống ngân hàng, chỉ cần đổ một ông là ngân hàng đi luôn. Số này nằm vào loại thứ ba, vốn đã chết hẳn nhưng các ông chủ của chúng không chịu chôn, vẫn cứ cho vay mới đáo cũ”, ông Lịch nói. Quản lý chưa rắn Nói về thực trạng các ông chủ trước kia vốn buôn đất, sân golf, kinh doanh thương mại… nhảy vào lĩnh vực ngân hàng, chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh (hiện đang công tác tại Bộ Tài chính) nêu một ví dụ, một ông chủ đình đám số một trong làng bất động sản Việt Nam nhảy vào kinh doanh chứng khoán nhưng đã kịp nhận ra, đó không phải là sở trường. Vì thế, ông bán ngay cho một đơn vị khác và nhảy nhanh khỏi thị trường chứng khoán. “Với tiềm lực tài chính quá mạnh, nếu ông này thắng lớn trong thương vụ đầu tư chứng khoán thì hệ thống ngân hàng hẳn đã có thêm một ông chủ với tầm cỡ top 5 trên thị trường”, ông Ánh nhận xét. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, không phải ai trót sa chân vào lĩnh vực ngoài ngành cũng sớm nhìn thấy vấn đề, nhất là khi thị trường đã sớm gửi những tín hiệu sàng lọc đến với mình. Thực tế, có nhiều người cố theo đuổi, mặc dù ngành nghề chính là đầu tư khu công nghiệp nhưng lại ôm vài ngân hàng, chỉ đến khi thua lỗ, than thở thì đã muộn. Trường hợp ông chủ của tập đoàn Tân Tạo là một ví dụ. Trở lại với câu chuyện lũng đoạn ngân hàng từ các tập đoàn kinh tế tư nhân, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa tỏ vẻ dứt khoát: “Không cần phải hình sự hóa vấn đề đâm ra lằng nhằng, nên kiên quyết yêu cầu các ông chủ này thoái vốn, cho họ một thời gian để “mời” họ ra khỏi ngành ngân hàng”. Chuyên gia Trần Du Lịch cũng đồng tình: “Đây là vấn đề liên quan đến những tồn đọng thuộc về lịch sử, nếu làm mạnh thì vỡ cả hệ thống. Thế nên, trước mắt cần phải mời mấy ông chủ này ra ngồi ngoài đã rồi mới tính đến chuyện tái cơ cấu được”. Nhưng quan điểm của ông Vũ Đình Ánh lại khác. Theo ông, rất khó để nhà nước có thể áp dụng các biện pháp hành chính để loại bỏ các ông chủ tư nhân ở một số ngân hàng vốn được cho là kinh doanh ở lĩnh vực không có chuyên môn. Vấn đề ở đây là thông qua hoạt động thanh tra, giám sát, cơ quan quản lý phải nắm được tỷ lệ sở hữu thực sự của các cổ đông/nhóm cổ đông để tránh tình trạng lạm dụng tiền gửi của dân vào dự án riêng của mình. Ông Ánh cho rằng, với quy mô hệ thống tổ chức tín dụng khoảng trên 100 đơn vị, trong đó có 37 ngân hàng thương mại cổ phần (không tính các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chi phối vốn), việc kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước là không quá khó khăn khi soi chiếu vào các quan hệ gia đình, thân thuộc trong số các cổ đông, nhằm đảm bảo việc kiểm soát sự chi phối ngân hàng của họ. “Hoạt động ngân hàng là kinh doanh tiền và chủ yếu là tiền điện tử, tiền tài khoản, tỷ lệ tiền mặt chỉ trên 10%. Bản chất của đồng tiền là không có mùi, tiền trên máy tính lại càng không có mùi, nên việc thanh tra giám sát thuộc về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước. Và nếu như không làm tròn bổn phận này thì phải chịu trách nhiệm thôi”, ông Ánh nói. Theo VnEconomy
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|