Pop Mart, công ty đồ chơi sưu tập Trung Quốc, đã trở thành hiện tượng toàn cầu với mức tăng trưởng cổ phiếu ấn tượng 368% trong năm 2024.
ADB giữ quan điểm tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025 lên 6,6%, từ...
Hỗ trợ 20 triệu đồng, mong nông dân lãi hơn 100 triệu đồng
VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng được vinh danh ở Indonesia
Pop Mart lập kỳ tích: Cổ phiếu tăng 368%, vươn tầm quốc tế với 'túi mù'
Công ty dịch vụ mặt đất kiện, Bamboo Airways 'trả góp' khoản nợ 68,5 tỉ đồng
Shark Lê Mỹ Nga: Khởi nghiệp khốc liệt, không dễ như tưởng tượng
Theo Shark Lê Mỹ Nga, khởi nghiệp đang là "nỗi đau" đối với nhiều người vì chưa được hiểu...
Một doanh nghiệp Việt chi cổ tức khủng, quỹ của Bill Gates bỏ túi bao nhiêu?
Chủ tịch Hội Chất lượng TP.HCM Trần Văn Liêng: "Chất lượng là sự thừa nhận"
Nữ CEO gắn bó 10 năm với Starbucks đầu quân cho Phúc Long
Justin Sun - Tỷ phú kỳ lạ giúp hồi sinh dự án tiền số của ông Trump
Đà Nẵng khẳng định thương hiệu điểm đến hấp dẫn, an toàn
Hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2024 tiếp tục đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ....
Đẩy mạnh CCHC, du lịch Kiên Giang đạt gần 10 triệu khách, thu hơn 25 nghìn tỷ
Xây dựng Ninh Chử trở thành khu du lịch quốc gia bền vững, khác biệt, đẳng cấp vào năm 2035
Đà Nẵng trồng dừa tại các bãi biển du lịch, tạo cảnh quan xanh phục vụ người dân và du khách
Các khu điểm du lịch ở Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động chào đón Noel và năm mới 2025
Nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
Việt Nam là nền kinh tế mở, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của các nhà cung cấp nước ngoài...
Sửa luật thuế TNDN phải bảo đảm chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển mới
Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%
Tham gia cuộc chơi ‘xanh’ toàn cầu: Cần ngay nhiều giải pháp
Những cú swing vàng tại Laguna Lăng Cô: Khép lại giải golf doanh nhân mùa đông 2024 và vô địch các câu lạc bộ Tranh Cúp FGOLF miền Trung
Ngày 29 - 30 tháng 11 năm 2024 vừa qua, sân golf Laguna Lăng Cô đã trở thành tâm điểm của giới golfer...
Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Lễ ký kết chuyển giao công nghệ giữa VNEI và CICan đã diễn ra tại Canada
LocknLock trao hơn 800 triệu (1.222 sản phẩm gia dụng) cho cư dân Hà Giang - Hòa Bình
Món quà đặc biệt Thái Trinh tặng ông xã sau đám cưới
Sau đám cưới, Thái Trinh có món quà đặc biệt tặng chồng kém 6 tuổi.
Anh Tú Atus tiết lộ phải từ chối 3 phim điện ảnh để tham gia 'Anh trai say hi'
Nhìn lại những khoảnh khắc khiến khán giả “thăng hoa” trong đêm hòa nhạc "Bài ca không quên"
Sao Việt gợi ý cách chọn áo khoác trong mùa đông
NSƯT Phạm Thế Vĩ, NSƯT Phạm Khánh Ngọc và dàn nhạc tập luyện cho “Bài Ca Không Quên”
8 thói quen giúp bạn tăng tuổi thọ nếu thường xuyên thực hiện
Thói quen sống là một trong những nhân tố giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ.
Những lợi ích bất ngờ từ thói quen uống cà phê buổi sáng
Cây gối hạc, vị thuốc nam quý chữa nhiều bệnh
Thủ tướng: Không được 'bê tông hóa' Phú Quốc |
Thứ ba, 30/07/2019, 10:57 GMT+7 |
Để du lịch phát triển bền vững, cần giữ môi trường tự nhiên và xã hội an bình nơi đây, phải thực hiện tốt quy hoạch, “không được bê tông hóa Phú Quốc”.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng nhấn mạnh điều này tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Kiên Giang vào sáng 29/7. Sau khi chứng kiến tỉnh trao quyết định chủ trương đầu tư, ký kết các thỏa thuận, bản ghi nhớ đầu tư với doanh nghiệp với tổng số vốn hơn 193.000 tỷ đồng, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết có 5 điểm mà ông thấy ấn tượng về “dòng vốn mới” này. Trước hết, tỉnh đã chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng trong thẩm định, xem xét các thủ tục, quy trình, tài chính của nhà đầu tư. Thứ hai, số vốn đổ vào nhiều lĩnh vực, từ giáo dục đào tạo, đến nông nghiệp chất lượng cao, đến du lịch, bất động sản, công nghiệp chế biến… Thứ ba, bên cạnh các nhà đầu tư ngoài nước, FDI, có rất nhiều nhà đầu tư trong nước, kể cả nhà đầu tư ở Kiên Giang đến đây làm ăn. Thứ tư, không chỉ đầu tư ở Phú Quốc, các nhà đầu tư đã coi Hà Tiên, Rạch Giá là nơi có nhiều tiềm năng để đầu tư. Thứ năm, có nhiều nhà đầu tư lớn, “sếu đầu đàn” đầu tư vào đây như FLC, Minh Phú, Vietjet… cùng nhiều nhà đầu tư trẻ tuổi khác. “Chúng ta thấy điều rất vui mừng là các nhà đầu tư trong nước đã xắn tay áo vào làm ăn tại Việt Nam”, Thủ tướng nói. Để có được sức thu hút này, Kiên Giang, vùng đất được xưng tụng là “trăng cũng đẹp, đất cũng đẹp, sao đâu đâu cũng đẹp”, đang thay da đổi thịt từng ngày, mang trong mình khát vọng trở thành tỉnh giàu mạnh toàn diện, đóng vai trò quan trọng trong tổng thể chiến lược kinh tế biển của cả nước. Ngược dòng lịch sử, từ khoảng 300 năm trước, vùng đất này đã từng là chốn giao thương tấp nập, như câu ca dao đã có từ lâu đời: “Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên. Ghe thuyền xuôi ngược bán buôn dập dìu”. Ngày nay, không chỉ có đảo ngọc Phú Quốc, một địa danh nổi bật của ASEAN mà Kiên Giang hoàn toàn có tiềm năng, lợi thế trở thành hòn ngọc tỏa sáng trên Vịnh Thái Lan, có sức hấp dẫn độc đáo với du khách và nhà đầu tư trên toàn thế giới. Những năm qua, kinh tế - xã hội của Kiên Giang phát triển toàn diện. Đặc biệt, thương hiệu du lịch Kiên Giang – Phú Quốc đã mang tầm quốc tế. Phú Quốc được bình chọn là 1 trong 19 điểm điểm đến tốt nhất châu Á năm 2019, top 5 điểm đến mùa thu hàng đầu tại châu Á- Thái Bình Dương. Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua “Hà Tiên thập vịnh”. Nhiều danh thắng du lịch nổi tiếng như Hòn Phụ Tử, Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc… Văn hóa ẩm thực ở Kiên Giang rất nổi tiếng như nước mắm Phú Quốc, cháo môn, sò huyết Hà Tiên, bún cá Kiên Giang… mà “lần đầu ăn tô bún cá, chạy dìa Rạch Giá bỏ má theo em”. “Kiên Giang có nhiều tài nguyên quý mà nhiều nhà đầu tư, cũng như chính các nhà quản lý cũng chưa biết”, Thủ tướng nói. Thủ tướng chứng kiến tỉnh Kiên Giang và doanh nghiệp ký bản ghi nhớ đầu tư - Ảnh: VGP/Quang Hiếu Không đầu tư ở Phú Quốc một cách chộp giật Với các tiềm năng sẵn có nêu trên, nền kinh tế Kiên Giang có thể phát triển dựa trên 3 trụ cột, gồm nông nghiệp chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu; thủy sản sạch gắn với ngành công nghiệp chế biến được định vị ở phân khúc cấp cao; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế. Kinh tế biển sẽ giữ vai trò động lực tăng trưởng chính cùng với kinh tế cửa khẩu và sự phát triển bứt phá của Phú Quốc. Về tầm nhìn cho Kiên Giang, Thủ tướng nêu rõ, tỉnh cần trở thành một trong những tỉnh Tây Nam Bộ năng động, đổi mới và giàu có của cả nước dựa trên những lợi thế so sánh tự nhiên, nền kinh tế hướng biển, phát huy tốt nhất mọi tinh hoa của miền đất có nguồn tài nguyên nông nghiệp đặc sắc, một không gian trải nghiệm du lịch nhiệt đới độc đáo đẳng cấp quốc tế hướng tới phát triển du lịch bền vững và bao trùm. “Và đặc biệt quý hơn tất cả là khí chất cần cù, nét hào sảng, tinh thần sẵn sàng chinh phục thử thách của những người con Nam Bộ từ bao đời nay ở nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc ta”. Với vị thế đặc biệt của Phú Quốc, theo Thủ tướng, cần có tầm nhìn để biến đảo ngọc thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng giải trí độc đáo mang đẳng cấp quốc tế. “Chúng ta tập trung cho Phú Quốc phát triển không phải để cạnh tranh với các địa phương của Việt Nam trong thu hút nguồn lực và cơ hội phát triển, mà để Phú Quốc cạnh tranh hiệu quả và sòng phẳng với các quốc gia khác. Phú Quốc cũng nên tập trung vào những lợi thế so sánh cốt lõi là tài nguyên biển và tài nguyên sinh thái. Cần phát triển chuỗi giá trị du lịch bao gồm những ngành kinh tế liên quan để các ngành đó không mâu thuẫn với phát triển du lịch, giữ được vẻ đẹp tự nhiên, cảnh quan môi trường và bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương Phú Quốc. Phát triển Phú Quốc cần lưu ý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai, bảo đảm chất lượng môi trường và quan tâm đến lợi ích của người dân nhất là sinh kế. Thu hút những nhà đầu tư lớn, đúng nghĩa là giàu kinh nghiệm, có thực lực về tài chính, có lợi ích lâu dài ở Phú Quốc. Thủ tướng nhấn mạnh, không đầu tư ở Phú Quốc một cách chộp giật và không nên tập trung quá lớn cho du lịch và bất động sản ở hòn đảo phát triển tốc độ nhanh vừa qua. Cho nên, để du lịch phát triển bền vững, cần giữ môi trường tự nhiên và xã hội an bình nơi đây, phải thực hiện tốt quy hoạch, “không được bê tông hóa Phú Quốc”. Thủ tướng nêu rõ, với định hướng phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng thì chất lượng môi trường chính là tài nguyên vô giá, do đó, trong quá trình hoạch định, đầu tư phát triển Kiên Giang nói chung, Phú Quốc nói riêng, tuyệt đối cần bảo đảm chất lượng môi trường từ chất lượng nguồn nước cho tới đất đai và không khí phải thực sự tinh khiết và trong sạch. Kiên quyết không phá vỡ môi trường, cảnh quan tự nhiên vì tầm nhìn ngắn hạn. Kiên Giang cần phải tăng tốc thứ hạng môi trường kinh doanh. Cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh khi mà đây là năm thứ 5 liên tiếp PCI của Kiên Giang tụt thứ hạng. Là tỉnh có nguồn thu ngân sách đứng thứ 3 trong các tỉnh ĐBSCL, Kiên Giang là một trong số ít tỉnh có khả năng nhất của vùng ĐBSCL tiến đến tự chủ ngân sách trong năm 2020. “Kiên Giang cần có chiến lược, bước đi để trả lời câu hỏi, doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang, các nhà đầu tư vào Kiên Giang và người dân Kinh Giang phải làm gì để Kiên Giang hội nhập sâu rộng với các FTA mà Việt Nam là thành viên”, Thủ tướng đặt vấn đề. Các cấp chính quyền phải thực sự cầu thị, đối thoại, đồng hành cùng doanh nghiệp. Với nhà đầu tư, Thủ tướng nhắc lại thông điệp: Lời nói phải đi đôi với việc làm, phải làm đến nơi đến chốn, làm nhanh, không nói thứ không làm được. Chúng ta chỉ cần số ít nhà đầu tư có tiềm lực thực sự chứ không cần nhiều nhà đầu tư nhưng kém năng lực. Doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững ở địa phương để đề cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và cộng đồng dân cư sở tại. Chính phủ rất cần nhà đầu tư chuẩn mực, hướng đến các giá trị dài hạn, có đóng góp cho nền kinh tế và thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. “Chúng ta kiên quyết không chấp nhận những doanh nghiệp lợi dụng lỗ hổng của luật pháp để trục lợi, làm ăn phi chân chính, trốn thuế, gian lận thương mại, gây ô nhiễm môi trường, làm hư hại các tài nguyên thiên nhiên, làm xói mòn các giá trị xã hội”. Về phía Chính phủ, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục tháo gỡ thể chế ở một số lĩnh vực còn chồng chéo, tiếp tục chỉ đạo thực hiện thành công Chính phủ điện tử, nền kinh tế số ở Việt Nam, tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư. Cho biết cùng đồng hành với các địa phương, tháo gỡ các nút thắt mà các địa phương đang gặp phải, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn xem các nút thắt mà địa phương, trong đó có Kiên Giang, đang xử lý cũng là trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành. Theo VGP/Khampha.vn - 30/7/2019 Link nguồn: http://khampha.vn/tin-nhanh/thu-tuong-khong-duoc-be-tong-hoa-phu-quoc-c4a728260.html Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|