top-banner-2

Thứ sáu, 08/04/2016, 13:51 GMT+7

Sai lầm quen thuộc cần BỎ khi ăn cam để tránh mang bệnh

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 08/04/2016, 13:51 GMT+7

Cam là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, những thói quen dùng cam hàng ngày của người Việt lại đang trực tiếp gây mầm bệnh mà rất ít người biết.

Dưới đây là những sai lầm mà rất nhiều người mắc phải khi ăn cam cần tránh:

Ăn cam khi đang dùng thuốc kháng sinh

Rất nhiều người nghĩ rằng, càng ăn nhiều cam càng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên quan suy nghĩ này lại hoàn toàn phản tác dụng khi con người đang dùng thuốc kháng sinh. Trong quả cam có chứa nhiều axit, chúng có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh, từ đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc. 

Ảnh: Zing 

Ngoài ra, trong quả cam còn chứa chất tương tự narigin – chất này gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Bởi vậy, khi vừa ăn cam vừa uống thuốc kháng sinh thì thuốc khó được cơ thể hấp thụ đầy đủ, từ đó mà bệnh càng thêm khó chữa. 

Ăn cam khi bị viêm loét dạ dày

Cam là thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch rất tốt, tuy nhiên chỉ đúng với từng người và từng liều lượng nhất định. Những người bị viêm loét dạ dày, bị tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam. Bởi như đã nói ở trên, trong cam có chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày và gây nên tình trạng ợ nóng, từ đó khiến tình trạng viêm loét càng thêm trầm trọng hơn. 

Ăn cam ngay sau khi ăn no

Cũng giống như những thực phẩm khác, sau khi ăn no bạn tuyệt đối không nên ăn cam. Bởi khi vừa ăn no, dạ dày đang phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Uống một ly nước cam hoặc 1-2 quả cam ngay lúc này sẽ khiến cho dạ dày thêm áp lực, dẫn đến hiện tượng tức bụng, khó chịu và thậm chí và đầy bụng, khó tiêu.

Ảnh: Pinterest 

Uống nước cam trước và sau khi uống sữa

Trong sữa có chứa protein, chất này sẽ phản ứng hóa học với axit tartaric và vitamin C có trong cam, gây ra hiện tượng chướng bụng, đau bụng và thậm chí dẫn tới tiêu chảy. Để bảo vệ đường tiêu hóa được an toàn, không nên ăn hoặc uống nước cam và các loại trái cây cùng họ như quýt, bưởi ngay trước và sau khi uống sữa.

Uống nước cam khi ăn hải sản

Đa số người Việt thường không để ý đến đồ uống khi ăn hải sản, và việc thưởng thức những ly nước cam khi ăn hải sản là thói quen của rất nhiều người. Nhưng chính thói quen này lại “tiếp tay” cho những căn bệnh nguy hiểm mà mọi người không hề hay biết. 

Ảnh: VTC 

Phần lớn hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại, bình thường chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C như cam thì lại vô cùng nguy  hiểm. Khi kết hợp hải sản với cam, chất asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa thành asen trioxide hay còn được gọi là thạch tín, gây nên ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Uống nước cam trước khi đi ngủ

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, không nên uống nước cam vào buổi tối trước khi đi ngủ, bởi chúng có đặc tính lợi tiểu rất dễ gây nên tình trạng mất ngủ cho con người. Hơn nữa, trong nước cam ép có chứa rất nhiều đường nhưng lại ít chất xơ, chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến giấc ngủ của bạn không sâu và rất dễ gặp ác mộng (Theo Zing).

Ăn cam cùng củ cải

 

Ảnh: elinerfood.com

Trong quá trình tiêu hóa, củ cải sẽ sản sinh ra chất sulfate. Sau đó sulfate sẽ được chuyển hóa vào dạ dày, đồng thời sẽ sản xuất ra một chất chống tuyến giáp là axit thioxianic. Còn khi ăn cam, chất flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. 

Nếu bạn ăn cam cùng thời điểm ăn củ cải, thì axit hydroxy và acid ferulic có trong cam sẽ gây ức chế chất axit thioxianic về tuyến giáp và rất dễ gây nên hiện tượng bướu cổ.

Link nguồn: http://depplus.vn/tin-tuc/08-04-2016/sai-lam-quen-thuoc-can-bo-khi-an-cam-de-tranh-mang-benh/229/41335/


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Sai lầm quen thuộc cần BỎ khi ăn cam để tránh mang bệnh

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc