top-banner-2

Thứ năm, 10/12/2015, 14:59 GMT+7

4 cách giúp người tiêu dùng phân biệt son độc hại đơn giản

Viết bởi An An   
Thứ năm, 10/12/2015, 14:59 GMT+7

Để chọn được thỏi son an toàn cho sức khỏe, bạn nên nắm rõ các mẹo phân biệt son độc hại và son an toàn cực đơn giản dưới đây.

cach-chon-son-moi-khong-doc-van-hoa-doanh-nhan

Hầu hết trong tất cả các loại son đều chứa chì.

Bạn vẫn đang lo lắng rằng chì trong son sẽ làm ảnh hưởng đến làn da và nhan sắc của mình, thực tế có một điều đáng buồn là hầu hết trong tất cả các loại son đều chứa chì. Bởi nếu son không chì, son của bạn sẽ trôi rất nhanh và không giữ được màu.

Tuy nhiên bạn không nên lo lắng quá, chì là một khoáng chất tự nhiên nên nó có mặt trong mọi thứ ta dùng thường ngày. Chì có trong mỹ phẩm chỉ là do nguyên liệu có chứa khoáng chất chì oxit, lượng chì này chứa trong son chỉ ở lượng vài phần triệu nên thường không được ghi trong danh mục thành phần.

Với những hãng mỹ phẩm có tên tuổi, chì trong một thỏi son được quy định rất nghiêm ngặt để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của khách hàng. Chỉ khi lượng chì trong son quá nhiều mới gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dưới đây là những mẹo giúp bạn phân biệt son độc hại và son an toàn cực đơn giản.

Kiểm tra kỹ thành phần son môi trước khi mua

Hãy bỏ qua những loại son môi mà thành phần có chứa mineral oil (liquit paraffin, white oil, liquit petroleum)

Nên chọn son có chứa shea butter hoặc jojoba vì những thành phần này có chức năng thay thế dầu mỏ, tác dụng lại rất tốt. Đừng quên chọn son có thành phần chống nắng SPF.

Thử chì bằng vàng trang sức

Kinh nghiệm được chị em hay truyền tai nhau để kiểm tra độ chì ở son là cho một chút mỹ phẩm lên tay rồi dùng vàng chà xát. Nếu mỹ phẩm chuyển sang màu đen thì đó là thỏi son có chì. Thực tế thì ngoài chì ra, những thành phần khác như sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng… khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen như thí nghiệm với chì. Vì thế, phương pháp thử nghiệm này không thể đúng tuyệt đối.

Mẹo phân biệt son độc hại và son an toàn cực đơn giản.

Tuy nhiên, để yên tâm bạn cũng có thể dùng phương pháp này, nhưng không phải dựa trên việc màu đen xuất hiện sau khi chà xát vàng để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt. Nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho làn da của bạn.

Mua son của những hãng có uy tín

Bạn nên mua son của những hãng có uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả gây hại cho sức khỏe. Trên bao bì hàng giả, có thể nhận thấy kiểu in ấn không rõ ràng, chẳng hạn in chữ nhỏ hoặc quá nhòe. Hãy nắm rõ sản phẩm định mua, đôi khi hàng nhái có thể biến đổi một số chữ trên sản phẩm, chẳng hạn như viết hoa hoặc từ viết hoa chuyển sang viết thường.

Son giả "hàng hiệu" không gây phản ứng tức thời như nóng rát, ngứa môi, nhưng vì không có chứa dưỡng chất nên sau một thời gian sử dụng, da môi sẽ ngày càng xấu đi.

Chú ý hạn sử dụng

Ngoài ra, khi mua son, bạn cần chú ý đến thời hạn sử dụng. Nếu thỏi son còn hạn dùng, nhưng lại có hiện tượng đổ mồ hôi (những giọt nước nhỏ lấm tấm trên son) thì tuyệt đối không nên dùng.

Link nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&;file=article&sid=1335989


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

4 cách giúp người tiêu dùng phân biệt son độc hại đơn giản

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc