top-banner-2

Thứ bảy, 20/04/2013, 12:19 GMT+7

Kinh doanh xuất khẩu gạo: Giấy phép “siết” DN

Thứ bảy, 20/04/2013, 12:19 GMT+7

Thông báo số 146/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải phát hành ngày 13/4/2012, mãi đến ngày 16/8/2012, Bộ Công Thương mới ban hành Công văn số 7488/BCT-XNK gửi tới các Sở Công Thương địa phương thực hiện chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo trong cả nước với quy định không quá 100 đầu mối. Điều này đã gây bức xúc cho giới DN trong ngành XK gạo.

alt

Từ đầu năm 2013 đến nay, thị trường XK gạo được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng, nhiều DN vẫn không được tham gia XK gạo trực tiếp.
Bởi hiện tại, đã có 99 DN đã được cấp phép và 36 DN đang trong giai đoạn “xem xét”. Câu chuyện “chạy đua” giành giấy phép XK gạo không phải là vấn đề mới kể từ khi NĐ 109 ra đời. Bởi theo Bộ Công Thương, trong tổng số 280 DN tham gia XK gạo trước đây đã giảm dần và chỉ còn 150 DN đầu mối có khả năng đáp ứng yêu cầu nên được cấp phép sau một năm triển khai thực hiện NĐ 109.

Nước đến chân, nhảy sao ?

Hiện là hội viên nhiều năm của Hiệp hội Lương thực VN (VFA), hàng năm XK trên dưới 100.000 tấn gạo các loại, trong năm đầu thực hiện theo NĐ 109 (tính đến 31/12/2011), ông Lâm Anh Tuấn - Giám đốc Cty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre) cho biết, DN đã nỗ lực đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị. Tất cả đều vượt các quy định đề ra. Riêng nhà máy xay xát bước đầu phải liên kết với một đơn vị khác nên đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép XK tạm thời một năm. Để hoàn thiện, DN tiếp tục đầu tư nhà máy xay xát với mong muốn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của NĐ 109 để được hưởng XK dài hạn 5 năm. Trong năm 2012, DN nộp hồ sơ ra Bộ Công Thương nhưng đến nay vẫn chưa thấy “hồi âm”. Để có thể tham gia XK, DN của ông Tuấn buộc phải chuyển từ mô hình kinh doanh trực tiếp sang kinh doanh ủy thác dù rằng DN của ông có “tuổi đời” hơn 20 năm và tạo lập nhiều mối quan hệ với các nhà nhập khẩu và thị trường XK. Ông Tuấn cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, thị trường XK gạo được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, nhiều DN vẫn không được tham gia XK gạo trực tiếp. Bản thân DN ông Tuấn phải tốn “phí” ủy thác 5 USD/tấn gạo.

Câu chuyện DN của ông Tuấn không phải là trường hợp ngoại lệ, bởi theo ông Huỳnh Thế Năng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang thì việc không minh bạch trong suốt quá trình thực hiện NĐ 109 rồi “đột ngột” siết đầu mối XK gạo làm cho việc tiêu thụ lúa gạo của DN và người trồng lúa gặp thêm nhiều khó khăn. Có thể thấy rõ thực tế này tại vựa lúa lớn nhất của ĐBSCL là An Giang, khi có tổng lượng lúa hàng hóa vụ Đông Xuân đang thu hoạch và lúa tồn kho lên đến 1 triệu tấn. Trong khi đó, nếu theo quyết định mới đây của Bộ Công Thương, tỉnh này sẽ có nhiều DN không thể XK trực tiếp mà phải thông qua ủy thác do giấy phép XK gạo tạm thời một năm đã hết hạn, trong khi các DN có được những hợp đồng XK gạo giá cao đã được ký nhưng chưa thực hiện được. Ông Năng cho biết, nếu như trước đây khi NĐ 109 ra đời, không có ràng buộc về số lượng DN tham gia XK gạo, nên nhiều DN đã cố gắng đầu tư xây dựng, mở rộng nhà xưởng, xây dựng kho chứa lúa, gạo, các máy móc chuyên ngành với số vốn lên tới hàng trăm tỉ đồng để đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh XK gạo, thì nay lại yêu cầu cấp giấy chứng nhận kinh doanh XK gạo không quá 100 đầu mối. Lúc này, Bộ Công Thương – cơ quan cấp phép mới ngừng việc thẩm tra kho bãi DN và đưa ra khuyến cáo DN xem xét lại việc xây kho bãi để tránh lãnh phí.

Chờ đợi giải pháp

Nhìn lại vụ lúa Đông Xuân (2012 -2013) qua chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo cho thấy, trong khi một số địa phương ở các tỉnh, thành ĐBSCL đang rộ vào vụ thu hoạch thì VFA lại không quan tâm và tự mình đưa ra “phán quyết” thời gian thực hiện thu mua nên đã tạo điều kiện cho các thương lái ép giá nhà nông, dẫn đến nông dân không hưởng được mấy trong chương trình thu mua tạm trữ này của Chính phủ.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu nhấn mạnh: Bộ Công Thương đang có hướng kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy hoạch đầu mối XK gạo thay cho việc ấn định số lượng, đồng thời quy định bằng biện pháp kỹ thuật. Bộ Công Thương sẽ chủ trương thực hiện biện pháp nâng cao năng lực của thương nhân XK gạo bằng các biện pháp kỹ thuật như: địa bàn hoạt động, kho chứa, điều kiện cơ sở xay xát,... Các thương nhân sẽ được cấp phép XK gạo khi đáp ứng đủ các điều kiện trên.

Trước những kiến nghị của các lãnh đạo địa phương trong vùng ĐBSCL và giới DN ngành XK gạo, được biết, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tới đây sẽ làm việc với các địa phương vùng ĐBSCL để có đánh giá cụ thể về thực trạng các đầu mối XK gạo, từ đó có hướng tháo gỡ đảm bảo lợi ích cho DN và thúc đẩy XK gạo của cả nước.

Theo dddn.copm.vn

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Kinh doanh xuất khẩu gạo: Giấy phép “siết” DN

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc