'Tây hóa' tên giúp bạn có thu nhập cao hơn |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ năm, 08/01/2015, 09:43 GMT+7 |
Một cái tên “sai” có thể khiến bạn yếu thế trên thị trường lao động. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sở hữu một cái tên “nghe giống người dân tộc” khiến các ứng viên gặp bất lợi khi đi xin việc. Liệu cái tên có ngăn cản bạn hưởng thụ cuộc sống giàu sang không? Theo một bài nghiên cứu mới đây, đổi tên thực sự có thể giúp bạn thành công hơn trong sự nghiệp. Các tác giả bài viết tập trung nghiên cứu ảnh hưởng về mặt kinh tế của việc “Mỹ hóa” tên đối với dân di cư những năm 1930. Kết quả thu được thật đáng kinh ngạc. Các nhà kinh tế, trong đó nổi tiếng nhất là bộ đôi tác giả cuốn sách Freakonomics - Steven Levitt và Stephen Dubner, từ lâu đã lo ngại rằng một cái tên “sai” có thể khiến bạn yếu thế trên thị trường lao động. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sở hữu một cái tên “nghe giống người dân tộc” khiến các ứng viên gặp bất lợi khi đi xin việc. Những người di cư đến Mỹ không cần các nhà kinh tế phải nhắc mới biết cái tên cũng có thể là một bất lợi. Rất nhiều người đã đổi tên để thích ứng tốt hơn. Trước năm 1930, gần 1/3 dân nhập cư đổi sang những cái tên Mỹ phổ biến như William, John hay Charles. Vậy việc đổi tên có ảnh hưởng như thế nào? Các tác giả đã nghiên cứu 3.400 nam giới di cư và nhập tịch tại New York năm 1930. Trong đó, rất nhiều người đến từ các nước Ý, Nga, Ba Lan, Cộng hòa Séc. Hơn một nửa người di cư từ Nga đổi sang tên Mỹ trong khi chỉ 4% người Ai-len làm vậy. Các tác giả lập ra một bảng thống kê biểu thị những cái tên Mỹ khác nhau như thế nào, từ đó lượng hóa sự thay đổi khi một người chuyển sang dùng tên Mỹ. Quy trình nhập tịch gồm 2 bước. Đầu tiên người di cư phải nộp tờ khai trình bày mục đích nhập tịch. Sau đó, họ phải nộp đơn xin cấp quyền công dân khoảng 5 năm sau tờ khai ban đầu. Nhờ đó, các tác giả có thể quan sát những đặc điểm của người di cư tại hai thời điểm khác nhau. Các nhà kinh tế không có số liệu trực tiếp về thu nhập của dân di cư. Tuy nhiên, giấy tờ nhập tịch sẽ ghi lại nghề nghiệp của họ. Vì thế các tác giả dựa vào phương pháp đo mức thu nhập tiềm năng khác. Họ chấm điểm cho từng nghề nghiệp. Nghề nào có điểm số cao hơn đồng nghĩa với mức lương cao hơn. Các tác giả phát hiện việc đổi từ tên nước ngoài sang một tên Mỹ thông dụng tương ứng với lượng tăng 14% trong thu nhập. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả này cũng có thể ngược lại, tức là những người di cư khá giả có xu hướng “Mỹ hóa” tên nhiều hơn. Chẳng hạn như, nhóm này sống ở khu vực “nhà giàu”, ít có dân di cư. Điều đó thôi thúc họ đổi sang tên Mỹ cho phù hợp với nơi sống. Để thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa việc đổi tên với tăng lương, các tác giả sử dụng cách ghép chữ Scrabble. Họ tính điểm Scrabble cho tên của mỗi người di cư (điểm của tất cả các chữ cái trong tên) và chứng minh được người nào đổi tên Mỹ thì có điểm Scrabble cao hơn. Phát hiện này làm dịu đi lo ngại về vấn đề nhân quả ngược: Không phải người giàu mới đổi tên, mà những người có tên lạ mới thay đổi để sự nghiệp thuận lợi hơn. Kiểu người nào có khả năng “Mỹ hóa” tên nhất? Một trong những lý giải thường thấy chính là “thông tin không hoàn hảo”: Chỉ một số người di cư nhận ra lợi ích của việc đổi tên. Tuy nhiên, nhóm tác giả thấy lời giải thích này chưa phù hợp. Thay vào đó, họ chỉ ra rằng những người di cư gặp phải rào cản lớn trong tính cơ động nghề nghiệp là nhóm có khả năng “Mỹ hóa” tên cao nhất và cũng gặt hái được thu nhập cao nhất khi thực hiện đổi tên. Những người đến từ các nước “ngoại lai”, hoặc không thể di cư để tìm một công việc tốt hơn, thu được nhiều lợi ích từ việc đổi tên hơn là những người di cư khá giả. Những người này phải chấp nhận từ bỏ cái tên để đổi lấy thành công trên thị trường lao động. Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|