top-banner-2

Thứ ba, 14/05/2013, 09:01 GMT+7

Quản lý khai thác khoáng sản: Kỳ vọng mới

Thứ ba, 14/05/2013, 09:01 GMT+7
Thời gian gần đây, hoạt động khai thác khoáng sản của các DN gia tăng. Bên cạnh mặt tích cực, hoạt động này cũng đang gây không ít hệ lụy tới môi trường, an toàn lao động và lãng phí tài nguyên. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 về một số vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường vừa được Chính phủ ban hành sẽ là kỳ vọng lớn của ngành trong thời gian sắp tới.

Việc khai thác khoáng sản bừa bãi đã gây nên không ít hệ lụy về bảo vệ môi trường

Hiện cả nước có khoảng 450 mỏ khai thác khoáng sản do Nhà nước quản lý, khai thác nhưng mới chỉ mang về chưa đến 3,5% GDP (Báo cáo của Bộ TN - MT).

Thực trạng báo động

Cũng theo con số báo cáo của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), trên 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh khai thác, chế biến khoáng sản vi phạm pháp luật về BVMT.

Trước thực trạng đáng báo động về vấn đề khai thác khoáng sản của các DN hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 về một số vấn đề cấp bách trong BVMT. Trong đó, chú trọng tập trung thanh tra, kiểm tra việc khai thác khoáng sản, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm pháp luật BVMT. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện các quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng quy định đầy đủ kinh phí cho các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường, làm rõ phương án, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Cũng theo đó ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản.

Đạt ngưỡng tới hạn

Chia sẻ với chúng tôi, đại diện lãnh đạo Bộ TN-MT cho biết, tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình khai thác khoáng sản thời gian gần đây là do công tác lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án thiếu cơ sở, chưa tính toán đến các chi phí, lợi ích về mặt xã hội và môi trường. Trong khi đó, thời gian dự án lại kéo dài, thủ tục hành chính phiền hà và qua nhiều công đoạn; năng lực nhà thầu, tư vấn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, do nhiều địa phương quá chú trọng vào việc phát triển kinh tế, nên tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi gây suy thoái môi trường và làm mất cân bằng hệ sinh thái đã diễn ra, nhất là các hoạt động của các mỏ khai thác than, quặng kim loại và vật liệu xây dựng của các DN nhỏ, tư nhân. Các khu mỏ đang khai thác hiện nay hầu hết nằm ở vùng núi và trung du, cùng với công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, nhất là đối với các kim loại, nên mức độ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, phá hủy rừng, hủy hoại về mặt đất...

Có thể nói, đối với vấn đề khai thác khoáng sản ở VN hiện nay đã đạt ngưỡng tới hạn. Vì vậy, giải quyết vấn đề môi trường trong khai thác khoáng sản không thể như chữa cháy, cần phải tính trước làm sao để không cháy. Chúng ta không thể ngồi đợi nhà cháy rồi mới mang nước ra dập lửa - bà Nguyễn Ngọc Lý - Trưởng phòng Phát triển bền vững của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP chia sẻ.

Theo dddn

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Quản lý khai thác khoáng sản: Kỳ vọng mới

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc