top-banner-2

Thứ năm, 18/05/2017, 08:55 GMT+7

Vì sao Thụy Điển là quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới 2016?

Viết bởi ducanh   
Thứ năm, 18/05/2017, 08:55 GMT+7

Vào năm 2016, Thụy Điển là cả thế giới phải ngạc nhiên khi nhảy 4 bậc để trở thành quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới, cao hơn rất nhiều so với thứ hạng 17 nước này có vào năm 2006.

1-thuy-dien 

Trong vòng 20 năm qua, Thụy Điển đã có rất nhiều cải cách, từ cắt giảm các quy định cho doanh nghiệp đến hạn chế chi tiêu trợ cấp xã hội nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh trên toàn quốc.

Vốn là một quốc gia nổi tiếng với chính sách trợ cấp tốt, Thụy Điển đang dần hạn chế những lợi ích của người thất nghiệp và tàn tật nhằm thúc đẩy lao động và tìm việc làm trong xã hội. Hơn nữa, việc cắt giảm trợ cấp đã giúp chính phủ giảm thuế, tạo điều kiện kinh doanh, tiêu dùng, đầu tư tốt hơn trên thị trường. Thuế thừa kế bị bãi bỏ vào năm 2005 trong khi thuế tài sản bị gộp vào khoản thuế khác 2 năm sau đó. Thuế năng lượng cũng được cắt giảm 97% vào đầu năm 2016.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank), dù mức thuế tại Thụy Điển vẫn khác cao so với nhiều nước phát triển nhưng tỷ lệ tiền thuế trên lợi nhuận của các doanh nghiệp tại đây đã giảm 8 điểm phần trăm trong 10 năm qua. Trong khi đó, chỉ số gánh nặng về thuế theo bảng xếp hạng của World Bank cho thấy Thụy Điển đã cải thiện 11 bậc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Trong số 25 nền kinh tế đứng đầu bảng xếp hạng, Thụy Điển với tăng trưởng 4,2% năm 2015 đã cùng Ireland và Luxembourg trở thành những nước có tăng trưởng ấn tượng nhất. Tỷ lệ nợ công của Thụy Điển thấp hơn nhiều nước trong Liên minh Châu Âu (EU) cũng như thực hiện nhiều chính sách tự do thương mại có lợi cho doanh nghiệp.

Năm 2015, thặng dư thương mại của Thụy Điển đạt 5,2% GDP và luôn nằm trong top 10 của 7/11 chỉ tiêu do tạp chí Forbes bình chọn.

Thụy Điển là ngôi nhà của nhiều thương hiệu lớn như Volvo, Electrolux, Ericsson hay H&M.

Thụy Điển hấp dẫn ở điểm nào?

Thụy Điển có rất nhiều sức hút với các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nền kinh tế ổn định, lực lượng lao động trình độ cao, hệ thống hành chính thông thoáng, trình độ công nghệ và nhu cầu nội địa lớn.

Xét về chính trị, Thụy Điển khá ổn định với chính phủ thiên hướng dân chủ, tự do và mở rộng toàn cầu hóa.

Về kinh tế, xếp hạng của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy Thụy Điển xếp thứ 22 trên thế giới về tổng GDP và xếp thứ 7 toàn cầu về GDP bình quân đầu người. Quốc gia này đứng đầu thế giới về đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ với 3% GDP hàng năm.

Xếp hạng của World Bank năm 2016 cho thấy Thụy Điển đứng thứ 9 trong số các nước dễ làm ăn kinh doanh nhất thế giới.

Vốn là quốc gia thiên hướng xuất khẩu với đóng góp 45% GDP năm 2015, Thụy Điển đã từng chịu tăng trưởng âm 5% GDP năm 2009. Dẫu vậy, nền kinh tế nước Bắc Âu này đã dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng năm 2008 và đang tiếp tục tăng trưởng tốt với 2,3% GDP năm 2015, 3% năm 2016 và dự đoán đạt 2,5% năm 2017, 2,1% năm 2018.

 

alt

 

Tỷ lệ thất nghiệp của nước này vào khoảng 7,9% năm 2014 và có khoảng 120.000 lao động mới được tạo ra cùng năm. Nợ công của chính phủ năm 2016 đạt mức thấp 42,1%.

Trước tình hình nhu cầu thế giới suy giảm ảnh hưởng đến xuất khẩu, chính phủ Thụy Điển đã có hàng loạt cải cách nhằm hỗ trợ môi trường kinh doanh. Đầu tiên là chính sách cải cách thuế trong khoảng 2006-2014 nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Tiếp đó, chính sách lãi suất âm nhằm thúc đẩy lạm phát và kích thích đầu tư có thể được chính phủ giữ nguyên cho đến cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2018.

Ngoài những công cụ tài chính, Thụy Điển còn đầu tư tích cực cho cơ sở hạ tầng với chương trình đầu tư 10 năm có tổng trị giá 50 tỷ Euro. Dẫu vậy, chính phủ nước này hướng tới những công trình ít tốn năng lượng, hiệu quả và chất lượng hơn là việc tiết kiệm chi phí. Đây là một trong những mảng khá quan trọng của nước này khi thời tiết lạnh giá phần lớn trong năm khiến nhiều cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng, qua đó làm gián đoạn hoạt động sản xuất.

Kế hoạch đầu tư công phu của Thụy Điển cho cơ sở hạ tầng đã đem lại hiệu quả đáng kể khi ngành xây dựng nước này có doanh thu 50 tỷ Euro hàng năm.

Bên cạnh đó, những dự án về năng lượng cũng được Thụy Điển chú trọng khi quốc gia này tiêu thụ một lượng lớn điện năng cho sưởi ấm. Tính đến năm 2020, nước này ước tính cần thêm 1,3 GW để đáp ứng được nhu cầu.

Dẫu vậy, thay vì gia tăng xây dựng các nhà máy nhiệt điện, điện hạt nhân hay nhập khẩu dầu mỏ, Thụy Điển lại tập trng phát triển năng lượng sạch như mặt trời, gió, hay thậm chí là đốt rác. Quốc gia này phấn đấu đạt 62% nguồn năng lượng toàn quốc là năng lượng sạch vào năm 2020 và hoàn toàn không dùng dầu mỏ vào năm 2030.

 

alt

 

Ngoài ra, một trong những thành công nổi bật của Thụy Điển là dù kinh tế phát triển nhưng không có hiện tượng bóc lột sức lao động. Quốc gia này không có vụ việc lớn nào liên quan đến quyền lao động. Thậm chí báo cáo năm 2015 của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) còn cho thấy đây là nước đáng sống nhất thế giới.

Những công ty và doanh nghiệp tại đây đã chứng minh được rằng họ có thể tạo ra lợi nhuận nhờ sáng tạo và công nghệ chứ không nhất thiết phải bóc lột người lao động. Chính phủ Thụy Điển thậm chí đặt mục tiêu trở thành nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất EU vào năm 2020.

Không chỉ tập trung vào kinh tế, nước này còn đứng trong top thế giới về các mảng chống tham nhũng, cân bằng thu nhập, bảo vệ môi trường...

Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp

Thuế suất của Thụy Điển khá thấp so với nhiều nước phát triển khác. Mức thuế VAT tại Thụy Điển là 25% còn mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%. Thủ tục nộp thuế tại đây được đơn giản hóa khá tốt khi thời gian quyết toán thuế cũng như làm thủ tục liên quan ngắn hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác.

 

alt

 

 

alt

 

Hàng năm, các doanh nghiệp Thụy Điển chỉ phải thanh toán 4 đợt và tốn bình quân 122 giờ mỗi năm cho các thủ tục, thấp hơn nhiều nước trong OECD.

 

 

Hệ thống hành chính công cũng hoạt động khá hiệu quả khi tỷ lệ tham nhũng, vòi vĩnh trong các cơ quan là rất thấp.

 

alt

 

Chính sự hấp dẫn này đã thu hút lượng lớn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thụy Điển. Năm 2012, quốc gia này nằm trong top 20 nước thu hút nhiều FDI nhất. Tính theo FDI bình quân đầu người, Thụy Điển đứng thứ 6 trong nhóm OECD.

Báo cáo năm 2014 của World Bank cũng cho thấy hệ thống tín dụng, tài chính của Thụy Điển khá rộng rãi khi chỉ có 6,2% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán nợ.

 

alt

 

Từ năm 2007, chính phủ Thụy Điển đã tập trung giảm thuế, đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, sức khỏe, công nghệ nhằm định hướng đến phát triển lâu dài.

Cũng từ năm 2008, mảng công nghệ thông tin tại Thụy Điển thực sự bùng nổ với tăng trưởng 16% mỗi năm và hiện chiếm hơn 4% lao động toàn quốc.

Có thể nói, nhờ việc cải thiện hành chính công, giảm thuế cũng như đầu tư mạnh cho giáo dục, công nghệ đã khiến Thụy Điển trở thành miền đất hứa cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo BT - ttvn.vn - 18/5./2017


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Vì sao Thụy Điển là quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới 2016?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc