PepsiCo 'khai tử' bộ phận tiếp thị toàn cầu vì quá tốn kém và thiếu hiệu quả |
Viết bởi An An |
Thứ bảy, 14/11/2015, 10:18 GMT+7 |
Bộ phận quản lý truyền thông của công ty tiêu tốn đến hơn chục nhân sự chỉ để giám sát công việc của các Agency và kênh truyền thông xã hội, trong khi đó tập đoàn có hẳn một giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về các thương hiệu phải thực hiện nhiệm vụ này. PepsiCo đã quyết định loại bỏ bộ phận tiếp thị toàn cầu chuyên quản lý các agency và truyền thông, đồng thời chuyển giao trách nhiệm cho các nhãn hàng riêng lẻ trực thuộc tập đoàn. Động thái này khiến không ít nhân viên đang làm việc tại đây bị sa thải. "Chúng tôi nhận thấy sự thay đổi này có lợi hơn với mô hình kinh doanh mới, khi tất cả các nhãn hiệu trực thuộc phải có trách nhiệm hơn chính cơ quan quảng cáo của mình, thay vì ỷ lại vào bộ phận lớn ở công ty mẹ như trước đây", một phát ngôn viên của PepsiCo cho biết trên AdAge. "Điều duy nhất khiến PepsiCo phải suy nghĩ là những nhân viên lâu năm làm việc chúng tôi sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp do một số vị trí buộc phải thay đổi. Tuy nhiên, tập đoàn cam kết sẽ hỗ trợ tối đa những người lao động và bồi thường cho họ những điều kiện tốt nhất." Bộ phận quản lý truyền thông của công ty tiêu tốn đến hơn chục nhân sự chỉ để giám sát công việc của các agency và kênh truyền thông xã hội, trong khi đó tập đoàn có hẳn một giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về các thương hiệu phải thực hiện nhiệm vụ này. Một số nhân viên cũ của bộ phận sẽ được bố trí làm việc tại các vị trí phù hợp, hoặc bắt đầu giúp đỡ các nhãn hiệu riêng lẻ của PepsiCo làm quen với công việc mà giờ đây họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm. PepsiCo thành lập bộ phận này vào 10 -15 năm trước đây nhằm tập trung công việc quản lý agency và lĩnh vực truyền thông vào một phòng ban, giúp cho việc quản lý marketing được kiểm soát một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cho đến nay bộ phận này tỏ ra không mấy hiệu quả và gây tốn kém trong chi phí hoạt động. Các nhà lãnh đạo của PepsiCo cũng tỏ ra không hài lòng về kết quả làm việc của những người này khi nguồn nhân sự và tiền của được đầu tư quá nhiều nhưng lại không mang về những thành tích tương xứng. Hơn nữa, khách hàng hiện nay thường quan tâm đến các chiến lược marketing riêng biệt của các nhãn hàng nhỏ, chứ ít khi để ý tới các chiến dịch rầm rộ của tập đoàn sở hữu những thương hiệu đó là PepsiCo. Chính vì vậy, thay vì dồn tất cả công việc cho bộ phận này, PepsiCo quyết định phân chia và chuyển giao trách nhiệm cho từng nhãn hiệu trực thuộc, mỗi nhãn hiệu sẽ một đội ngũ chuyên xây dựng và quản lý tất cả các kế hoạch quảng bá sao cho phù hợp với đặc trưng sản phẩm. Ngoài ra, trước đây bộ phận quản lý thường xuyên bị rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, bị kìm kẹp giữa sự đòi hỏi của các nhãn hàng riêng lẻ về tiêu chuẩn agency, áp lực tối ưu hóa chi phí từ ban lãnh đạo PepsiCo hay chính thái độ bất hợp tác của các cơ quan truyền thông. Tất cả tạo nên một mớ bòng bong hỗn loạn khi quá nhiều trách nhiệm bị dồn hết cho một phòng ban. Giờ đây, mục tiêu của PepsiCo là để cải thiện tốc độ và sự linh hoạt trong một thời đại cạnh tranh marketing khốc liệt, đặc biệt trên mảng truyền thông xã hội. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng nghỉ và mức độ giám sát nghiêm ngặt, do đó các nhân sự tại bộ phận cũ không thể giải quyết nổi. Họ thậm chí không có đủ thời gian sẽ theo dõi các diễn biến trong các chiến lược marketing của từng nhãn hiệu mà còn không nắm rõ những đặc trưng thương hiệu riêng biệt để tạo nên những thông điệp tốt nhất. Một giám đốc điều hành PepsiCo cho biết. "Các đội ngũ của từng thương hiệu sẽ hiểu rõ về chiến lược của mình hơn tất cả, họ cũng nắm được các thông tin chính xác hơn về phân khúc người tiêu dùng của mình. Việc phân chia quyền hạn như vậy sẽ tạo cho các nhãn hiệu riêng lẻ tinh thần sáng tạo và trách nhiệm cao hơn, qua đó tình hình kinh doanh cũng sẽ được cải thiện hơn." Tuy nhiên, việc “khai tử” bộ phận quản lý truyền thông cũng đặt ra những thách thức cho giám đốc điều hành thương hiệu và các đội ngũ của các nhãn hiệu tại PepsiCo khi mà những người này sẽ không có kinh nghiệm trong việc đàm phán với agency cũng như thỏa thuận các điều khoản. Thực tế công việc này vô cùng vất vả và rất có thể tạo nên gánh nặng nhất định khi phải dành nhiều thời gian cho các hệ thống tài chính, soạn thảo hợp đồng và thẩm định tài chính. Tỏ ra lạc quan, CEO của PepsiCo cho biết: “Tôi nghĩ rằng họ sẽ sớm thích ứng với công việc này. Mọi việc sẽ chỉ khó khăn vào thời điểm ban đầu, sau đó sẽ được vân hành theo guồng quay được định sẵn. Trách nhiệm của họ chỉ là đảm bảo guồng quay đó hoạt động hiệu quả. Theo Tri Thức Trẻ Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|