top-banner-2

Thứ bảy, 03/10/2015, 12:00 GMT+7

Câu chuyện xuất khẩu trí tuệ Việt Nam từ một công ty

Viết bởi An An   
Thứ bảy, 03/10/2015, 12:00 GMT+7

Xuất khẩu trí tuệ từ Việt Nam, gia công sản phẩm tại Hàn Quốc và bán tại những thị trường khó nhằn như Mỹ và Trung Quốc, đó là điều hoàn toàn có thể làm được và thậm chí là làm tốt.

Nữ Giám đốc Misfit và câu chuyện xuất khẩu trí tuệ từ Việt Nam

Cặp vợ chồng nổi tiếng của Silicon Valley - Sonny Vũ và Lê Diệp Kiều Trang - ảnh FBNV

Chúng ta đang nói về Misfit Wearables, công ty được thành lập từ năm 2011 có trụ sở tại Hoa Kỳ, chuyên kinh doanh các thiết bị đeo thông minh có giá chỉ từ 50 - 150 USD, được sáng lập bởi Sonny Vũ, cựu CEO của Apple và Pepsi John Sculley và Sridhar Iyengar người cùng Sonny Vũ sáng lập ra công ty AgaMatrix trước đó.

Công ty đã gây dựng được hơn 60 triệu USD về vốn, đã đưa ra thị trường hàng triệu sản phẩm, có nhiều văn phòng trên thế giới, văn phòng R&D của Misfit được thành lập nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 200 kĩ sư.

Kiều Trang nói, trụ sở của công ty tại San Francisco là nơi sáng tạo ra phần cứng và thiết kế sản phẩm, trong khi bộ phận tại Việt Nam chuyên phát triển phần mềm và nghiên cứu dữ liệu. Mới đây, Misift mở thêm văn phòng tại Bắc Kinh để cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc.

Như vậy, có một điều khá lạ lùng là Việt Nam lại là nơi được chọn làm “bộ não” cho các sản phẩm của Misfit, chứ không phải tại Mỹ, nơi được coi là tập trung nhiều tinh hoa về công nghệ đứng đầu thế giới.

Khi khảo sát thị trường, Misfit rất ấn tượng với những thiết bị đeo, đặc biệt là về Google Glass. Khi bắt đầu thuyết trình về con đường đi của Misift, Kiều Trang thường nhấn mạnh về việc người ta đã bắt đầu sản xuất ra những dụng cụ với công năng của một chiếc máy tính, nhưng nhỏ gọn hơn có thể đeo trên người mà không cần dùng tới máy tính, hay thậm chí là những điện thoại thông minh.

Những lãnh đạo của Misfit đặt ra câu hỏi: “làm sao để tay không bắt giặc, khi mình không có gì trong tay? mình chỉ có tri thức, sản phẩm của mình cũng không phải là sản phẩm đầu tiên trên thị trường, trước mình đã có những sản phẩm khác rồi, làm sao mình thắng?”

Lê Diệp Kiều Trang và Sonny Vũ tại Oxford - ảnh FBNV

Câu trả lời đầu tiên được đưa ra đó là Shine, thiết bị đeo tay có khả năng đo giấc ngủ, tính toán các chỉ số vận động của con người. Shine được chăm chút về kiểu dáng, đó chính là đáp án thứ nhất cho câu hỏi trên, những chiếc máy thế hệ sau Shine đã được hoàn thiện hơn, tiếp cận thêm nhiều người dùng.

Thị trường lớn nhất hiện nay của Misfit là Mỹ, tiếp theo là Trung Quốc, hãng đã phân phối sản phẩm của mình đến 51 nước, thậm chí là đi tới Nam Phi.

Lời giải thứ hai về bài toán cạnh tranh của Misift chính là cách làm thương mại hoá, hãng đã kết nối với các thương hiệu dẫn đầu trên thế giới để phân phối các sản phẩm của mình.

Red Shine trong các hình ảnh tiếp thị của Coca Cola - ảnh: Coca Cola

Đầu năm 2013, Giám đốc Toàn cầu phụ trách mảng chiến lược tiếp thị của Coca Cola Bachir Zeroual và các cộng sự đã bay tới Silicon Valley, ở đó họ vào một ngôi nhà nhỏ và gặp một kỹ sư của Misfit mặc quần ngắn, áo thun đang cặm cụi nghiên cứu, thậm chí lúc đó Bachir Zeroual còn chưa kịp nhìn thấy sản phẩm nguyên mẫu đã hình thành.

Tuy nhiên, Bachir Zeroual ngay lập tức nhận ra rằng: “họ có điều gì đó đặc biệt”, khi xem xét một đối tác, Coca Cola sẽ tập trung vào 3 yếu tố: Con người, mục đích và sản phẩm, Misfit đáp ứng cả 3.

Qua vài cuộc gặp gỡ qua lại, Coca Cola Red Shine ra đời, đây là một thiết bị đeo tay như Shine, có màu đỏ ở phần màn hình hiển thị, thiết bị này cũng được Coca Cola đưa vào chương trình tiếp thị của họ tại Thế vận hội mùa đông Sochi.

Nếu bạn biết đến Coca Cola, hẳn nhiên bạn khó có thể tìm thấy có công ty nào hơn được họ trong những chương trình tiếp thị đỉnh cao, đương nhiên, tầm của Misfit cũng đã được nâng lên.

Nếu nhìn kĩ, bạn sẽ thấy trên cổ cô gái này là một chiếc Shine màu hồng quyến rũ - ảnh: Misfit Blog

Không dừng lại ở đó, Misfit tiếp tục hợp tác với Victoria's Secret để sản xuất ra những chiếc Shine màu hồng, màu tượng trưng cho Secret. Trong vòng 10 tiếng, 10.000 sản phẩm đã được bán, gắn Misfit với một trong những biểu tượng thời trang quyến rũ nhất trên toàn cầu.

Hiện, niềm tự hào rất lớn của Misift chính là dòng sản phẩm Swarovski Shine, một thiết bị đeo theo dõi sức khoẻ và tiến trình tập luyện thể thao, dưới hình dáng của những chiếc vòng trang sức lấp lánh. Bà Kiều Trang cho hay: “sản phẩm mà đẹp thì mình mới thích đeo hoài, mới thu thập được dữ liệu, nó mới thành một công cụ để giúp mình. Nó xấu quá không được đẹp thì khi mình mặc đồ đẹp, mình đâu có đeo, mà như thế thì sản phẩm đó chính xác cỡ nào cũng bỏ phí thôi, chẳng được gì”.

Dưới sự vận hành và kết nối toàn cầu, Misfit đang cho ra đời những sản phẩm đáng nể, trong đó mới đây là Misfit Flash, một sản phẩm 100% sự đóng góp trí tuệ từ các kĩ sư bộ phận R&D Misfit từ Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với các sản phẩm phần cứng và hệ sinh thái phần mềm của mình, những thiết bị đeo được của Misfit giờ đây còn hướng tới việc kết nối đa dạng tới các thiết bị khác nhau phục vụ cuộc sống của một ngôi nhà mang tính thông minh trong tương lai, như bật tắt các bóng đèn, chụp ảnh, tương tác với xe hơi...

Mặc dù thực hiện các hoạt động R&D tại Việt Nam, CEO cũng là người gốc Việt, tuy nhiên Misfit không chính thức bán sản phẩm của mình tại Việt Nam, trên trang chủ của hãng có 16 thứ tiếng nhưng cũng không có tiếng Việt. Lý do được đưa ra cho việc này là thị trường Việt Nam còn quá nhỏ bé. Thêm nữa, vóc dáng của người Việt tương đối ổn, nên thị trường những thiết bị mang tính theo dõi sức khoẻ tại đây sẽ là một câu chuyện nằm ở một tương lai gần, chứ chưa thực sự quá sôi động.

Theo ICTnews

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Câu chuyện xuất khẩu trí tuệ Việt Nam từ một công ty

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc