top-banner-2

Thứ bảy, 06/06/2015, 13:51 GMT+7

Các hãng hàng không đua nhau giảm giá

Viết bởi Lê Linh   
Thứ bảy, 06/06/2015, 13:51 GMT+7

Một đại diện của Vietnam Airlines (VNA) cho biết việc điều chỉnh thuế môi trường đối với xăng dầu và tăng thêm 1% tỉ giá VNĐ/USD vừa qua đã gây “khó khăn kép” đối với hoạt động hàng không.

Vì xăng dầu chiếm tới 30% chi phí đầu vào của hãng, còn USD cũng là ngoại tệ giao dịch chủ yếu của doanh nghiệp hàng không cho các hoạt động thuê, mua/trả nợ vốn vay mua sắm máy bay, nhập khẩu nhiên liệu và một phần doanh thu bán vé ở chặng bay quốc tế. Trong khi đó, cơ hội tăng giá vé máy bay là rất khó do tính chất cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và vẫn thuộc diện dịch vụ phải kê khai giá.

Hàng không giá rẻ liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi. Trong ảnh: Một chuyến bay của VietJet

Hàng không giá rẻ liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi. Trong ảnh: Một chuyến bay của VietJet

Trong đợt kê khai giá gần đây nhất để áp dụng giá mới từ ngày 8-6, VNA đã xây dựng giá vé cho đường bay Buôn Ma Thuột - Hải Phòng/Thanh Hóa với mức từ 800.000 đồng đến 2,6 triệu đồng/vé/lượt, chưa bao gồm thuế, phí và có thể điều chỉnh trong phạm vi 15% tùy theo tình hình thị trường. Tuy nhiên, mức điều chỉnh 15% nói trên không được Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính chấp thuận vì lo ngại có thể dẫn đến khả năng vượt trần quy định.

VNA cũng cơ cấu lại các mức giá cho phù hợp với cách tiếp cận của khách hàng; đồng thời bỏ những mức giá thấp để đưa vào các chương trình bán vé đặc biệt hoặc khuyến mãi. Hãng còn kê khai lại các mức giảm giá, áp dụng cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em, người khuyết tật, người già trên 60 tuổi, cựu chiến binh đi các tuyến TP HCM - Côn Đảo/Cà Mau, Đà Nẵng - Pleiku...

Đối với Jetstar Pacific Airlines (JPA), mức giá cao nhất đang áp dụng mới chỉ bằng 91% so với giá trần quy định. Riêng đường bay Hà Nội - Phú Quốc vừa khai trương, trước đây hãng kê khai giá tương đương mức cao nhất của đường bay dài nhất mà hãng đang khai thác nhưng không triển khai được vì khả năng khó cạnh tranh với VNA và VietJet (VJ).

Mặc dù là đường bay nội địa dài nhất hiện nay nhưng giá vé cao nhất trên chặng Hà Nội - Phú Quốc chỉ 2,78 triệu đồng/vé/chiều, thấp hơn so với mức 2,87 triệu đồng/vé/lượt của chặng Hà Nội/TP HCM. Nguyên do, cơ cấu giá không chỉ phụ thuộc độ dài đường bay mà còn bị chi phối bởi mức độ cạnh tranh, tiềm năng thị trường và khả năng chi trả của hành khách nên mới có mức giá “ngược” như vậy.

Cũng theo các hãng hàng không, hè là mùa cao điểm thường ít có khuyến mãi nhưng chưa năm nào giá vé rẻ lại được tung ra nhiều như hè năm nay. Nguyên nhân vì các hãng nhận thêm nhiều máy bay mới, phải tăng tần suất quay vòng máy bay để có doanh thu, lợi nhuận.

Đặc biệt, VJ và JPA đang cạnh tranh sát nút để thu hút khách ở phân thị thấp với chương trình “Giờ vàng khuyến mãi” và “Khuyến mãi hằng ngày”. Hai chương trình này đều thiết kế vào buổi trưa, tranh thủ phút nhàn rỗi của nhân viên công sở và chỉ chênh nhau 1 giờ mở bán. Cụ thể, VJ mở bán từ 12-14 giờ với mức giá thấp nhất 0 đồng, còn JPA mở bán từ 11 giờ, mức thấp nhất từ 11.000 đồng.

Những chương trình khuyến mãi này đã làm thay đổi đáng kể quy luật của ngành hàng không là vé máy bay khuyến mãi mùa hè không còn khan hiếm và kích thích hành khách đi du lịch vào mùa thấp điểm.

Theo nld.com.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Các hãng hàng không đua nhau giảm giá

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc