top-banner-2

Thứ tư, 07/06/2017, 09:17 GMT+7

Thuế về 0%, ngành ô tô Việt Nam hướng về đâu?

Viết bởi ducanh   
Thứ tư, 07/06/2017, 09:17 GMT+7

Ngành sản xuất ô tô Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là đến năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ bằng 0%, vậy ngành ô tô Việt Nam nên hướng về đâu?

1-nganh-oto

Trao đổi với PV ngoài lề Hội thảo Kết nối Kinh doanh Việt Nam Indonesia – Triển vọng hợp tác về ngành công nghiệp ô tô, phụ tùng ô tô và xe máy Phó chủ tịch Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) - ông Đoàn Duy Khương nhận định, tuy ngành sản xuất ô tô Việt Nam còn non trẻ và còn nhiều hạn chế nhưng lại là một ngành hết sức quan trọng cần được phát triển vì Việt Nam là một nước đông dân, với hơn 90 triệu người, thu nhập bình quân ngày càng cao và nhu cầu về phương tiện giao thông an toàn hơn, thuận tiện hơn cũng là thứ mà người dân đang cần và hướng đến.

“Với số dân xếp thứ 13 trên thế giới VN được coi là thị trường hết sức quan trọng trong khu vực ASEAN và những kỹ năng của người VN nếu được đào tạo tốt có thể làm chủ được những ngành được coi là non trẻ hiện nay. Bên cạnh đó cũng phải chuẩn bị sẵn tâm lý rằng tại sao họ làm được mà ta không làm được, cần gây dựng lòng tin trong việc phát triển ngành ô tô” – ông Khương nói.

Theo ông Khương, hiện nay ASEAN cũng xác định 32 ngành nghề ưu tiên trong đó có hợp tác về ô tô và cơ khí. Hợp tác mà không đem lại giá trị gia tăng cho phát triển kinh tế, đem lại quyền lợi, hiệu quả tốt cho người dân, người tiêu dùng khu vực thì chắc chắn việc hợp tác không hiệu quả. Chính vì thế cần phải có sự nghiên cứu xem việc hợp tác nào không chỉ tăng năng lực cạnh tranh của mỗi nước mà con nâng cân vị thế của toàn khu vực.

Việt Nam và Indonesia được đánh giá là hai nước hàng đầu để đầu tư trong lĩnh vực ô tô. Trong bối cảnh những chính sách của ASEAN có những nước tiến quan trọng như 98% các dòng thuế hàng hóa trong khối đã giảm từ 0 – 5%, đây là cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Indonesia cũng như giữa các nước ASEAN. Tuy Việt Nam là một thành viên mới nhưng cũng có những lợi thế nhất định về dân số, về nguồn nhân lực, tay nghề.

Phân tích về hướng đi cho ngành sản xuất ô tô của Việt Nam trong thời gian tới, ông Khương cho rằng mỗi sản phẩm đều có chuỗi giá trị hàng hóa từ khâu sản xuất, thiết kế, bán hàng, bảo hành… để đảm bảo quy trình khép kín của sản phẩm. Đối với ngành ô tô trong thời gian tới chiến lược vủa Việt Nam nên nghiên cứu các điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức.

Ông Khương nhận định, ngành ô tô nên bắt đầu từ chuỗi giá trị mang tính chất tiếp cận được như công nghiệp hỗ trợ, phụ tùng, gia công và tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị sản phẩm qua đó tiến tới làm chủ để sản xuất được sản phẩm cụ thể của Việt Nam trong thời gian không xa.

Trao đổi với PV ngoài lề Hội thảo Kết nối Kinh doanh Việt Nam Indonesia – Triển vọng hợp tác về ngành công nghiệp ô tô, phụ tùng ô tô và xe máy Phó chủ tịch Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) - ông Đoàn Duy Khương nhận định, tuy ngành sản xuất ô tô Việt Nam còn non trẻ và còn nhiều hạn chế nhưng lại là một ngành hết sức quan trọng cần được phát triển vì Việt Nam là một nước đông dân, với hơn 90 triệu người, thu nhập bình quân ngày càng cao và nhu cầu về phương tiện giao thông an toàn hơn, thuận tiện hơn cũng là thứ mà người dân đang cần và hướng đến.

“Với số dân xếp thứ 13 trên thế giới VN được coi là thị trường hết sức quan trọng trong khu vực ASEAN và những kỹ năng của người VN nếu được đào tạo tốt có thể làm chủ được những ngành được coi là non trẻ hiện nay. Bên cạnh đó cũng phải chuẩn bị sẵn tâm lý rằng tại sao họ làm được mà ta không làm được, cần gây dựng lòng tin trong việc phát triển ngành ô tô” – ông Khương nói.

Theo ông Khương, hiện nay ASEAN cũng xác định 32 ngành nghề ưu tiên trong đó có hợp tác về ô tô và cơ khí. Hợp tác mà không đem lại giá trị gia tăng cho phát triển kinh tế, đem lại quyền lợi, hiệu quả tốt cho người dân, người tiêu dùng khu vực thì chắc chắn việc hợp tác không hiệu quả. Chính vì thế cần phải có sự nghiên cứu xem việc hợp tác nào không chỉ tăng năng lực cạnh tranh của mỗi nước mà con nâng cân vị thế của toàn khu vực.

Việt Nam và Indonesia được đánh giá là hai nước hàng đầu để đầu tư trong lĩnh vực ô tô. Trong bối cảnh những chính sách của ASEAN có những nước tiến quan trọng như 98% các dòng thuế hàng hóa trong khối đã giảm từ 0 – 5%, đây là cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Indonesia cũng như giữa các nước ASEAN. Tuy Việt Nam là một thành viên mới nhưng cũng có những lợi thế nhất định về dân số, về nguồn nhân lực, tay nghề.

Phân tích về hướng đi cho ngành sản xuất ô tô của Việt Nam trong thời gian tới, ông Khương cho rằng mỗi sản phẩm đều có chuỗi giá trị hàng hóa từ khâu sản xuất, thiết kế, bán hàng, bảo hành… để đảm bảo quy trình khép kín của sản phẩm. Đối với ngành ô tô trong thời gian tới chiến lược vủa Việt Nam nên nghiên cứu các điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức.

Ông Khương nhận định, ngành ô tô nên bắt đầu từ chuỗi giá trị mang tính chất tiếp cận được như công nghiệp hỗ trợ, phụ tùng, gia công và tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị sản phẩm qua đó tiến tới làm chủ để sản xuất được sản phẩm cụ thể của Việt Nam trong thời gian không xa.

Theo Thiên Di - Nguoiduatin.vn - 3/6/2017


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Thuế về 0%, ngành ô tô Việt Nam hướng về đâu?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc