6 điều cần bỏ túi khi doanh nghiệp muốn đăng ký thương hiệu ở nước ngoài |
Viết bởi An An |
Thứ tư, 17/08/2016, 16:36 GMT+7 |
Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), mỗi năm trung bình trên thế giới có xấp xỉ 4 triệu đơn xin đăng ký thương hiệu được nộp. Khi càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập và xây dựng, phát triển thương hiệu ra nước ngoài, thì một điều quan trọng luôn ghi nhớ là phải hiểu và đánh giá đúng sự phức tạp của việc đăng ký thương hiệu. Bài viết sau đây gợi ý 6 điểm chính mà mỗi doanh nhân cần ghi nhớ trước khi muốn thương hiệu của doanh nghiệp mình xuất hiện và phát triển ở nước ngoài. 1. Nên đăng ký thương hiệu tại Mỹ đầu tiên Trước khi tìm kiếm sự bảo hộ thương hiệu quốc tế, bạn nên đăng ký thương hiệu tại Mỹ vì có một số điểm thuận lợi. Đó chính là cách thức thông báo với toàn bộ công chúng Hoa Kỳ về quyền sở hữu của thương hiệu, quyền sở hữu và độc quyền sử dụng thương hiệu với hàng hóa hay dịch vụ đăng ký. Ngoài ra còn một số lợi ích khác như có được chứng chỉ bảo hộ thương hiệu; nhận được sự giúp đỡ, can thiệp của tòa án khi cần thiết. Đăng ký thương hiệu tại Mỹ có thể làm cơ sở tin cậy và đảm bảo cho việc đăng ký ở các quốc gia khác; nhận được sự giúp đỡ của Cục Hải quan nhằm ngăn chặn việc nhập hàng nhái thương hiệu vào thị trường. Sau khi thương hiệu đăng ký liên bang đã được chuẩn y qua Văn phòng Thương hiệu và Bằng sáng chế Mỹ (USPTO), chủ sở hữu thương hiệu sẽ được phép sử dụng biểu tượng ® trên thương hiệu của mình. 2. Hoạt động thẩm tra Để bảo vệ thương hiệu của bạn ở một nước khác, điều quan trọng cần phải biết cách vận hành của hệ thống tại quốc gia doanh nghiệp bạn muốn đăng ký có liên quan gì đến Hoa Kỳ hay không. Hãy dành thời gian để nghiên cứu, làm quen với các quy tắc và quy định về thương hiệu của các nước khác, nơi mà bạn muốn đăng ký thương hiệu. Có hai nguồn nghiên cứu tham khảo có độ tin cậy cao là Cục Thương mại quốc tế cũng như WIPO. 3. Đăng ký thương hiệu theo hệ thống Madrid Hệ thống Madrid là giải pháp một cửa dành cho đăng ký và quản lý thương hiệu trên toàn thế giới. Việc nộp đơn đăng ký thương hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế và trong đơn sẽ chỉ tới các nước là thành viên của Thỏa ước Madrid. Liên minh Madrid được tạo thành từ các nước công nhận thương hiệu quốc tế. Việt Nam là thành viên của cả Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định. Doanh nghiệp có thể áp dụng để bảo hộ thương hiệu quốc tế bằng cách nộp theo mẫu MM2 có sẵn trên trang web của WIPO, sau đó có thể gửi một bản cứng tới văn phòng tại Hoa Kỳ. Có 113 quốc gia hiện đang cung cấp bảo hộ theo Thoả ước Madrid, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Ý, Úc và Liên minh châu Âu. Doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn một số nước cụ thể, hoặc bạn có thể chọn để bảo vệ thương hiệu của bạn trên tất cả 113 quốc gia. Có một khoản phí xử lý cho việc đăng ký một thương hiệu với WIPO, nhưng nó ít tốn kém hơn so với nộp đơn ứng dụng cá nhân trong mỗi nước. Điều đáng chú ý là năm ngoái, gần 52.000 thương hiệu đã được đăng ký theo Thoả ước Madrid. 4. Thuê luật sư tư vấn Nếu doanh nghiệp của bạn muốn đăng ký thương hiệu tại một trong những nước không tham gia hệ thống Madrid như Ả rập Saudi, Ca-na-đa và Nam Phi thì cần làm gì? Lời khuyên là doanh nghiệp bạn nên chủ động thuê một luật sư có uy tín và kinh nghiệm tại chính nước đang muốn đăng ký thương hiệu. Văn phòng Thương hiệu và Bằng sáng chế Mỹ (USPTO) khuyến nghị nên tìm kiếm luật sư thông qua Hiệp hội Thương hiệu Quốc tế . Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng The Legal 500 - một trong những tổ chức uy tín toàn cầu có chức năng đánh giá và xếp hạng các Công ty Luật tại các quốc gia thành viên hoặc Tạp chí Thương mại thế giới. Cả hai trang web đã tập hợp một danh sách các luật sư theo quyền hạn và danh sách mỗi quyền hạn lại được chi tiết hơn về hình thức luật và công ty chuyên về lĩnh vực gì. 5. Xem xét kỹ các bản dịch tài liệu nước ngoài Theo Luật sư Sonia Lakhany có văn phòng đặt tại Atlanta khuyến cáo các doanh nghiệp mới thành lập nên xem xét cẩn trọng các bản dịch thuật tiếng nước ngoài, đặc biệt về những từ ngữ họ đang tìm kiếm cho thương hiệu của mình sang ngôn ngữ khác. Lakhany cho biết bà đã có nhiều khách hàng đăng ký thương hiệu từ Trung Quốc và Tây Ban Nha và vấp phải việc sử dụng một số thuật ngữ vô hại trong tiếng Anh nhưng lại có thể bị hiểu là thô tục hoặc mang hàm nghĩa kích động ở các nước khác, dẫn đến rủi ro làm tổn thương các thương hiệu trong tiếp thị và quảng cáo. Vì vậy, hãy xem xét cẩn trọng và chắc chắn các nội dung dịch ra tiếng nước ngoài của bất cứ thuật ngữ hoặc khẩu hiệu thương hiệu bạn đang tìm kiếm để sử dụng tại quốc gia cụ thể. 6. Không trì hoãn Theo Marc Misthal - Luật sư tư vấn lĩnh vực sở hữu trí tuệ khuyên rằng: "Tốt nhất là không nên trì hoãn đăng ký thương hiệu tại nước ngoài, đặc biệt là nếu bạn có ý định kinh doanh ra nước ngoài trong giai đoạn ngắn hạn sắp tới." Ông Misthal cũng cho biết thêm, một trong những vấn đề lớn nhất mà khách hàng gặp phải khi cố gắng đăng ký thương hiệu của họ bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ là sự chiếm đoạt bất hợp pháp xảy ra khi có một bên thứ ba cố ý muốn đăng ký thương hiệu của một khách hàng và sau đó tìm cách để bán lại quyền đăng ký thương hiệu này cho bên khách hàng có nhu cầu đăng ký thực sự. Lil Lovell, chủ sở hữu thương hiệu nổi tiếng Coyote Ugly đã có mặt trên 80 nước, bao gồm Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ cho biết, "Không giống như hệ thống thông luật tại Hoa Kỳ, nơi mà quyền thương hiệu được sinh ra thông qua cách vận dụng và công chúng công nhận, trong hầu hết các đạo luật nước ngoài, đều chi phối bởi luật dân sự." Bà Lil cho biết thêm: "Có nhiều thành phần cơ hội luôn săn tìm thương hiệu mới tại Hoa Kỳ, sau đó âm thầm nộp đơn đăng ký ở các quốc gia có luật dân sự bảo hộ. Sau đó những đối tượng này hoặc là giữ khư khư quyền làm chủ thương hiệu hợp pháp, hoặc yêu cầu một khoản tiền không nhỏ để nhượng lại thương hiệu cho người có nhu cầu. Chi phí cho các thủ tục sang nhượng quyền đăng ký thương hiệu không hề rẻ, bởi mức phí nộp cho các cơ quan quyền lực pháp lý rất cao, chi phí đàm phán mua lại quyền sở hữu thương hiệu thậm chí còn cao hơn nhiều và cả phí thuê luật sư theo giờ cũng vô cùng tốn kém. Chính vì vậy, việc đăng ký thương hiệu cho chính doanh nghiệp mình tại nước ngoài là mối quan tâm và lo lắng của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam để tự bảo vệ mình, để tồn tại và phát triển như mong muốn. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tự trang bị kiến thức, sự hiểu biết về các quy trình, thủ tục, pháp luật của các nước mà mình muốn đăng ký thương hiệu cũng như hệ thống đăng ký thương hiệu quốc tế để tự tin “ra biển lớn”. Theo Tri Thưc Trẻ Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|