Ông Đặng Văn Thành đang toan tính gì khi huy động 1.500tỉ/tháng? |
Viết bởi An An |
Thứ sáu, 03/06/2016, 15:07 GMT+7 |
"Chúng tôi tiến hành cải cách, sắp xếp, tổ chức lại ngành đường. Đó là 3 mắt xích vùng nguyên liệu - phương thức - sản xuất - thị trường", ông Thành cho biết. Lễ kí kết giữa BHS và OCB Ngày 2/6, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (BHS), thành viên của Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) do ông Đặng Văn Thành làm Chủ tịch đã kí kết phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB). Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, 2 công ty thành viên trong ngành đường của Thành Thành Công đã huy động được thêm 1.500 tỉ đồng. Lượng trái phiếu này đáo hạn năm 2021, kỳ hạn trả lãi 6 tháng 1 lần với nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, được phát hành riêng lẻ dưới hình thức bút toán ghi sổ kèm theo giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu. Nói về mục đích phát hành đợt trái phiếu lần này, bà Trần Quế Trang,Tổng giám đốc BHS cho biết: “Việc phát hành trái phiếu 500 tỷ đồng hướng đến mục tiêu chính là triển khai chiến lược về vùng nguyên liệu trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, BHS sẽ phát triển diện tích canh tác, tăng sản lượng mía tự sản xuất góp phần hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, BHS sử dụng một phần vốn để tái cấu trúc tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro trước những biến động của thị trường”. Theo bà Trang, kết quả kinh doanh BHS tính đến hết quý 3 của niên độ 2015 – 2016 đã đạt mức lợi nhuận trước thuế là 211 tỷ đồng, đây là mức lợi nhuận kỷ lục. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 niên độ 2015-2016 giai đoạn của BHS cho thấy, trong mức trên thì lợi nhuận của BHS là 189 tỷ đồng, còn lại là các Công ty con. Và dự kiến kết quả kinh doanh quý còn lại cũng rất khả quan. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán đã làm cho sản lượng mía suy giảm và ảnh hưởng đến nguồn cung đường. Mặt khác nhu cầu sử dụng đường làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống, dược phẩm,.. đều có sự tăng trưởng khá ổn định khiến cho thị trường đường thế giới dự báo lần đầu tiên thâm hụt đường sau thời gian dài luôn ở trong tình trạng thặng dư… Trước đó, ngày 10/5 một thành viên khác của Tập đoàn Thành Thành Công là Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTCS) cũng đã phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu cho 2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB). Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) do ông Đặng Văn Thành làm Chủ tịch và vợ ông là bà Huỳnh Bích Ngọc là Phó Chủ tịch HĐQT. Theo số liệu tự công bố, tập đoàn này đang chiếm 30% thị phần ngành đường nội địa. Trong bài viết số tháng 3/2016 trên tạp chí Forbes Việt Nam, ông Đặng Văn Thành chia sẻ về định hướng phát triển giai đoạn 2016 - 2020 là đưa Thành Thành Công hội nhập ngành đường thế giới, có tiếng nói trong khu vực, sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng khi các Hiệp định tự do thương mại AFTA, TPP có hiệu lực. "Chúng tôi tiến hành cải cách, sắp xếp, tổ chức lại ngành đường. Đó là 3 mắt xích vùng nguyên liệu - phương thức - sản xuất - thị trường", ông Thành cho biết. Các công ty thành viên của TTC trong ngành mía đường cũng đẩy mạnh liên kết với nông dân hình thành các cánh đồng mẫu lớn. Chẳng hạn, người trồng mía có diện tích đất nông nghiệp đủ lớn, các công ty thành viên sẽ thuê lại hoặc mời tham gia cùng sản xuất, chia sẻ lợi ích. Chủ tịch TTC gọi đó là "hợp tác xã hội bậc cao", hình thức "đảm bảo với nông dân". Ngoài đường - điện, các công ty thuộc TTC nâng cao chuỗi giá trị của cây mía bằng cách tận dụng tất cả phụ phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất đường: mật rỉ được tận dụng trong chế biến thực phẩm và sản xuất cồn ethanol, chất vi sinh sản xuất phân bón hữu cơ. Trong chuỗi giá trị của ngành, nếu như đường tạo ra tám đồng thì nhiệt điện, mật rỉ phân vi sinh ... góp thêm hai đồng. Chưa dừng lại, năm 2016 nước uống "made in TTC" sắp được tung ra thị trường. Sản phẩm là hơi nước ngưng tụ trong quá trình sản xuất đường, thu gom đóng chai, vị không ngọt, có độ PH trung tính, vẫn thoang thoảng mùi thơm của mía. Trước đây cung đường nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu nên các công ty trong ngành đa phần chỉ tập trung vào sản xuất, nhường kênh phân phối cho trung gian thương mại. Bởi vậy, sản phẩm đường tới tay người tiêu dùng bị đội giá khoảng 30 - 50% tùy thời điểm. Ngành đường tồn tại nghịch lý: lợi nhuận cho sản xuất một đồng thì chảy vào túi đơn vị trung gian gấp đôi, gấp ba. Với kinh nghiệm phân phối, thông qua công ty thành viên, TTC đang phát triển mạng lưới phân phối ra 63 tỉnh thành nhằm củng cố thị trường - mắt xích quan trọng thứ ba. Ở thời điểm trả lời phỏng vấn trên Forbes Việt Nam, ông Đặng Văn Thành cho biết ông chưa có kế hoạch trở lại ngành ngân hàng. Link nguồn: http://cafebiz.vn/huy-dong-1500-ti-dong-trong-vong-1-thang-ong-dang-van-thanh-dang-toan-tinh-dieu-gi-20160603110421835.chn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|