top-banner-2

Thứ sáu, 27/05/2016, 15:40 GMT+7

Nhà bán lẻ nội địa có thực sự 'lép vế' trước hàng ngoại?

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 27/05/2016, 15:40 GMT+7

Trước làn sóng thâm nhập ngày càng tăng của các nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây, các nhà bán lẻ trong nước sẽ có những áp lực nhất định vì thị phần sẽ bị chia nhỏ và nguy cơ thu hẹp hoạt động kinh doanh có thể diễn ra.

1-nha-ban-le-0noi-dia-van-hoa-doanh-nhan 

Thị trường bán lẻ trong nước khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài bởi tiềm năng dân sô đến hơn 90 triệu người vào cuối năm 2015, kinh tế phát triển ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng đều 12% mỗi năm trong vòng 10 năm qua cũng như những cải tiến trong hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư và các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Các nhà bán lẻ nước ngoài đã hiện diện, đang tích cực mở rộng thêm các trung tâm thương mại, những tên tuổi mới tích cực tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này.

Các nhà bán lẻ trong nước, điển hình là Vingroup và Coop.Mart cũng tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để có thể duy trì thị phần bán lẻ trong nước. Tuy nhiên, không phải trung tâm thương mại hay cửa hàng bán lẻ hiện đại nào cũng thành công như nhau. Metro và Big C đã lần lượt “đổi chủ” mặc dù đã hoạt động nhiều năm trên thị trường Việt Nam với số lượng siêu thị/ trung tâm mua sắm cũng tăng lên và có mặt ở hầu hết các thành phố trực thuộc trung ương.

Việc mở rộng ngày càng nhiều hệ thống siêu thị, TTTM hiện đại góp phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam từ việc mua sắm tại các chơ truyền thống chuyển sang các trung tâm mua sắm hiện đại.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, mạng lưới chợ truyền thống vẫn còn dày đặc và vẫn là nơi lựa chọn của rất nhiều người. Tôi cho rằng thói quen và quan niệm lâu đời có thể thay đổi được nhưng vẫn cần có thời gian và trải nghiệm thực tế.

Vì vậy các nhà bán lẻ cả trong và ngoài nước mới tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tiềm năng này. Trong cuộc đua tranh dành thị phần này, nhiều người lo lắng về sự “yếu thế” của nhà đầu tư nội trước sự thâm nhậm ngày càng nhanh của các ông lớn từ Nhật Bản và Thái Lan.

Lo lắng là tất yếu vì người tiêu dùng hiện đại có thói quen mua sắm thông minh, chất lượng và mẫu mã đa dạng sẽ là tiêu chí ưu tiên chọn lựa, mà hai tiêu chí này hoàn toàn là lợi thế của các nhà bán lẻ ngoại, trong khi đó đây lại là hạn chế của nhiều nhà bán lẻ nội.

Theo quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại của Bộ Công thương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì tỷ trọng bán lẻ hàng hóa qua mạng lưới siêu thị cũng như trung tâm thương mại đến năm 2015 chỉ chiếm 30% và đạt 45% đến năm 2020.

Hiện nay các kênh bán lẻ truyền thống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất lớn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại các địa bàn không thuộc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, tôi tin rằng các nhà bán lẻ vẫn còn nhiều cơ hội để phát huy năng lực cạnh tranh của mình.

Tuy nhiên các nhà bán lẻ trong nước nên nhìn nhận điểm mạnh điểm yếu của mình một cách nghiêm khắc để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho thị trường tiêu dùng Việt Nam. Nhà bán lẻ trong nước có điểm mạnh là am hiểu nền văn hóa vùng miền cũng như thói quen tiêu dùng của người Việt Nam hơn nhà bán lẻ nước ngoài, chính vì vậy nên tập trung phát huy ưu điểm này để đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất.

Tóm lại, cơ hội phát triển vẫn còn đó cho tất cả các nhà bán lẻ trong nước. Chỉ có điều là khả nặng nắm bắt và tận dụng cơ hội của họ như thế nào mà thôi! Thực lực sẽ được nhìn nhận trong thời gian sắp tới!.

Link nguồn: http://cafef.vn/nha-ban-le-noi-dia-co-con-co-hoi-20160527150932506.chn

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nhà bán lẻ nội địa có thực sự 'lép vế' trước hàng ngoại?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc