top-banner-2

Thứ tư, 23/09/2015, 09:33 GMT+7

Làm gì để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam?

Viết bởi An An   
Thứ tư, 23/09/2015, 09:33 GMT+7

Áp lực cạnh tranh đối với gạo Việt Nam không chỉ là vấn đề giá, chất lượng, mà là duy trì uy tín, lòng tin của thị trường thế giới.

lua-gao-viet-nam-van-hoa-doanh-nhan 

Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách và quan trọng đối với việc phải xây dựng được thương hiệu quốc gia cho gạo Việt.

Ngày 22/9, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) phối hợp với Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), Nhóm liên kết nông nghiệp và thị trường các thành phố châu Á tổ chức hội thảo “Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam”.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh, sản phẩm gạo Việt Nam là sản phẩm nông sản đầu tiên tiếp cận theo hướng xây dựng thương hiệu quốc gia.

Thời gian qua, Việt Nam đã tập trung xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ dựa trên lợi thế của sản phẩm đặc sản địa phương, vùng miền, phát huy lợi thế và thế mạnh của nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, tiếp cận với những sản phẩm có quy mô sản xuất hàng hoá lớn như lúa gạo thì thương hiệu quốc gia là cần thiết để tạo dựng hình ảnh, vị trí và thúc đẩy thương mại sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Tại hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm gạo Basmati, ông A.K.Gupta, Giám đốc Quỹ phát triển xuất khẩu Basmati (Ấn Độ) cho biết, kiểm soát chất lượng là điều hết sức quan trọng.

Điều quan trọng là trong chuỗi cung ứng cần phải bảo đảm được tính nhất quán của chất lượng ngay từ ban đầu. Sự toàn vẹn của chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng.

Nếu có thương hiệu mạnh phải chứng minh được đó là một sản phẩm có chất lượng tốt. Xây dựng thương hiệu phải xây dựng trên thị hiếu người tiêu dùng, phân khúc thị trường muốn hướng đến và xây dựng phân khúc thị trường cụ thể.

Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết: Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn tham gia vào hệ thống thương mại gạo, nhưng việc sử dụng thương hiệu trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu còn rất hạn chế.

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ở phân khúc trung bình và thấp. Gạo xuất khẩu có chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp, chất lượng gạo xuất khẩu chưa đồng đều, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn yếu.

Ông Đô cũng cho rằng, ngành lúa gạo Việt cơ cấu về giống lúa đa dạng, nhưng thiếu các giống chủ lực, có chất lượng cao để hình thành các sản phẩm mũi nhọn, tiếp cận hiệu quả vào thị trường quốc tế.

Theo đại diện một số doanh nghiệp, để việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia đạt được kết quả thực sự, phải xác định doanh nghiệp là chủ thế trong xây dựng thương hiệu. Nhà nước cần có chính sách, giải pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động, tích cực tham gia hiệu quả vào quá trình này.

Góp ý cho việc xây dựng thương hiệu lúa gạo, ông Vũ Trọng Bình, Vụ trưởng Vụ Địa phương, Ban Kinh tế Trung ương, cho rằng cần phải xây dựng khung chính sách mới cũng như làm rõ thể chế điều phối.

Nhà nước ủy thác cho hiệp hội, ngành hàng đến đâu, cơ chế điều phối các cấp, công tác kiểm tra, giám sát như thế nào, phải xây dựng được mô hình. Chưa có mô hình thể chế tổ chức mà đi xây dựng thương hiệu ngay thì chưa chắc đã ổn, ông Vũ Trọng Bình nhấn mạnh.

Theo baochinhphu.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Làm gì để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc