top-banner-2

Thứ sáu, 24/07/2015, 09:45 GMT+7

Thương hiệu làng nghề và bài toán hội nhập

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 24/07/2015, 09:45 GMT+7

Làng nghề sản xuất và xuất khẩu một lượng hàng hóa không nhỏ ra nước ngoài nhưng chua xót thay là những sản phẩm mà họ làm ra lại không mang thương hiệu của chính họ.

lang-nghe

Đặt hàng và dán nhãn nước ngoài

Cả nước hiện có trên 1.400 làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất trên 300 chủng loại hàng với bốn nhóm chính là: Mây, tre, cói, lá, thảm, gốm sứ, thêu, ren, dệt… Hàng thủ công mỹ nghệ có mức tăng trưởng khá cao, bình quân khoảng 20%/năm, là một trong 10 mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao của cả nước và được đánh giá là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn.

Tuy vậy, để có thể tiếp tục đứng vững và phát triển, Làng nghề phải vượt qua được những trở ngại không nhỏ. Ông Lưu Duy Dần - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cho biết: “Tồn tại triền miên của làng nghề vẫn là thiếu vốn, thị trường, công nghệ. Đặc biệt trong 2 năm qua, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một thử thách quá lớn với các làng nghề. Làng nghề đã bộc lộ nhiều yếu điểm cần được khắc phục…”.

Lại có hiện tượng khách nước ngoài sang làng nghề đặt hàng nhưng lại yêu cầu sản phẩm làm ra phải sử dụng nhãn mác của doanh nghiệp họ để mang về nước bán với giá trị cao hơn cả chục lần.

Hiện nay, khả năng liên kết giữa các làng nghề rất kém. Các làng nghề có thế mạnh là tạo ra những sản phẩm rất tỉ mỉ, nắn nót nhưng khi khách hàng cần một container hàng và giao trong vòng một tháng thì hầu như các làng nghề đều “bó tay”.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã phải bỏ những đơn hàng lớn khiến cho khách hàng phải chuyển sang đặt mua ở những thị trường khác như Lào, Thái Lan hay Trung Quốc. “Như vậy, ngay cả khi chưa có AEC thì các doanh nghiệp nội đã yếu hơn các doanh nghiệp trong khu vực về khả năng liên kết,” ông Hóa nhận định.

Bên cạnh đó, vấn đề thiết kế kiểu dáng và bảo vệ bản quyền cũng đang là một thách thức đối với các làng nghề hiện nay. Mẫu mã vừa sản xuất hôm trước, hôm sau đã thấy bán đầy rẫy trên thị trường. “Chúng ta có rất nhiều làng nghề có thương hiệu nhưng cũng rất nhiều làng nghề không bảo vệ được thương hiệu của chính mình,

Hà Nội quyết tâm giúp làng nghề xây dựng thương hiệu

Theo quy hoạch, đến năm 2030, thành phố Hà Nội dự kiến có 1.500 làng có nghề. Thành phố thực hiện bảo tồn và khôi phục 21 làng, đồng thời xây dựng 17 làng để gắn phát triển kinh tế làng nghề với du lịch.

Để thực hiện hiện được mục tiêu trên, thành phố dự kiến nguồn vốn đầu tư trên 8.500 tỷ đồng. Hà Nội đặt mục đến năm 2015, tỷ trọng sản xuất nghề, làng nghề đạt 8,4%; đến năm 2020 chiếm 8,5% và đến năm 2030 chiếm 8,9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của thành phố.

2012-09-27.02.27.02-muaroi2

Các làng nghề chưa chú tâm đến phát triển thương hiệu

Thành phố sẽ hạn chế việc mở rộng tràn lan các làng nghề và sẽ di chuyển làng nghề vào các cụm công nghiệp tập trung để quản lý tốt về môi trường, an ninh xã hội.

Tới đây hàng chục làng nghề sẽ được xử lý tốt về môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo việc làm ổn định cho khoảng 800 đến 1 triệu lao động nông thôn, trong đó, tạo việc làm mới cho khoảng 200.000 lao động với mức thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề phấn đấu đạt 25-30 triệu đồng/năm vào năm 2015 và đạt 35-40 triệu đồng/năm vào năm 2020, 50-60 triệu đồng/năm vào năm 2030.

Một số ngành nghề truyền thống sẽ được ưu tiên cũng như đẩy mạnh phát triển như ở các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm sản, dệt lụa, thêu, ren, gốm sứ; da, giầy...

Ngoài ra, các ngành nghề phụ trợ cho sản xuất công nghiệp như dệt may, cơ kim khí, điện, rèn, dao kéo, chế biến xuất khẩu cũng được chú trọng phát triển. Đi kèm với việc đầu tư, Hà Nội sẽ thực hiện nhiều giải pháp nhằm giúp các làng nghề phát triển một cách bền vững, lâu dài và người lao động có thể gắn bó ổn định với nghề.

Thành phố chú trọng các khâu như: Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, gắn kết các làng nghề với hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại để đưa sản phẩm vào phân phối và kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn; hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp giúp các làng nghề trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp; tổ chức và hỗ trợ các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành, trưng bày giới thiệu sản phẩm;

Phối hợp với các Trung tâm xúc tiến thương mại, thương vụ và các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài để quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm của làng nghề tới nước sở tại; Hỗ trợ các hiệp hội, các làng nghề xây dựng và duy trì Website nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm…trên Internet.

Xây dựng, phát triển thương hiệu làng nghề, hỗ trợ các làng nghề trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu, nhất là làng nghề truyền thống; Nâng cao vai trò của các tổ chức Hội, Hiệp hội, chính quyền cấp xã, thôn và các doanh nghiệp trong các làng nghề trong việc quảng bá, giới thiệu thương hiệu làng nghề tới khách hàng trong và ngoài nước.

Theo nguoitieudung.com.vn

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Thương hiệu làng nghề và bài toán hội nhập

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc