Đợi anh, anh sẽ về |
Thứ năm, 29/11/2012, 09:22 GMT+7 |
Trong đạn lửa, người lính cần gì nhất? Có lẽ không chỉ là lương thảo, đạn dược. Khi đối mặt với kẻ thù, mỗi một đấng mày râu cần nhất là sự tin tưởng tuyệt đối về hậu phương, về lòng chung thủy của vợ, của ý trung nhân. Cứu ta ra khỏi chết chóc không phải là thắng lợi của vũ khí, mà chính là một chữ Tín lắm khi không thể lý giải rành rẽ được. Nhà thơ Xô viết Konstantin Simonov (1917-1979) đã viết rất hay về điều đó trong khúc tuyệt tình Đợi anh về tặng nữ nghệ sĩ Valentina Serova. Và ở nước ta, nhà thơ Tố Hữu đã dịch bài thơ đó (từ bản tiếng Pháp) rất thành công sang Việt ngữ. Bản dịch đó vô giá không chỉ bởi nó là một tác phẩm văn học tuyệt mỹ mà còn là một chứng tích lịch sử “nằm lòng” nhiều thế hệ độc giả ở Việt Nam. Chính vì thế nên trong suốt nhiều chục năm đã không ai dám dịch lại Đợi anh về vì những ấn tượng quá sâu sắc về bản dịch của nhà thơ Tố Hữu. Thậm chí ngay trong tuyển tập thơ Simonov Gửi người con gái xa xôi mà tôi là dịch giả, in tại NXB Quân đội nhân dân cuối năm 1996, Đợi anh về vẫn là bản dịch cũ của Tố Hữu (được xếp vào phần phụ lục). Tuy nhiên, sau đó, trong một cơn ngẫu hứng, tôi đã mạo muội dịch Đợi anh về như một sự thử nghiệm: “Tôi không nghĩ rằng bản dịch của tôi có thể so sánh được với bản dịch của nhà thơ tiền bối nhưng trong những phút buồn rầu, khi phải chứng kiến những cảnh không trung hiếu tín nghĩa, giở chồng sách cũ của mình ra đọc, tôi đọc lại những gì mình đã dịch và cảm thấy xúc động. Và tôi muốn chia sẻ cùng độc giả: “Đợi anh, anh sẽ về, Hãy đợi, dầu tất cả Đợi anh. Và cùng bạn Không đợi, làm sao biết Làm sao anh khỏi chết? Đợi anh về là một bài thơ rất hay về tín nghĩa thời chiến. Nhưng cũng có những bài thơ hay khác chung một chủ đề. Thí dụ như bài thơ Xôviết sau đây, của một nhà thơ dân tộc Tarta ít người, một liệt sĩ tên là Musa Dzhamil (1906-1944). Nhan đề bài thơ là Gửi người thương. Bài thơ như sau: “Cũng có thể sau nhiều năm dằng dặc, Cũng có thể, y phục đen, bất chợt, Như số phận đã sắp bày định đặt Để tình em dần cạn. Chỉ khi đó, chỉ đúng giây phút đó, Khi em vẫn đợi chờ, anh rất mạnh, Dẫu anh ngã, nhưng lời thề quyết thắng, Đường anh đi, gập ghềnh, xa lắc, Đó là hy vọng, khát khao của những người trai khi ra sa trường. Và có thể tin rằng, phụ nữ rất thấu hiểu tâm sự đó. Chữ Tín với phụ nữ hay với đàn ông cũng đều quan trọng. Và không chỉ một phụ nữ hiểu rõ thiên chức của mình: chờ đợi sắt son! Không ngẫu nhiên mà tích chuyện nàng Solveig sắt son đợi người tình đã được nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ đề cập tới. Hôm nay, tôi chỉ muốn dẫn lại chùm tác phẩm của nhà thơ nữ Chilê, Gabriela Mistral, giải Nobel văn học năm 1945, viết về nàng Solveig. Đó là Ba khúc hát của Solveig. Mistral viết những bài thơ này dựa trên những cảm hứng về câu chuyện tình kỳ diệu của hai nhân vật chính trong vở kịch Peet Gynt của văn hào Na Uy Henrik Ibsen mà nhà soạn nhạc vĩ đại Edward Grieg đã dựng thành nhạc kịch. Đọc những bài thơ đó của Mistral, ta sẽ thấy rõ hơn tâm sự của những người phụ nữ chung thủy đợi người chồng đi vào chiến trận. Nỗi niềm Tô Thị ở thời đại nào ở nước nào cũng giống nhau thôi. Khúc 1 Bị quây phủ nẻo đời vạn lối, Em nhìn hút dòng thời gian chảy, Lòng em đang khát anh như rượu, Em trong vòng tay anh, chúa đã từng chứng kiến. Tiếng thuổng xăm vào đất nghe ảo não, Khúc 2 Bóng xanh thông phủ Đàn cừu tấp nập, Rặng phong đùa gió, Ba mươi năm lẻ Khúc 3 Mây đầy trời, nỉ non thông khóc, Đêm như mực. Đêm sao nghiệt ngã Tuyết cứ rụng to, dày thêm mãi, Làm sao lại không trở về khi sau lưng ta là một tấm lòng trung trinh như thế?!
(Theo CAND) Tin mới hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|