top-banner-2

Thứ năm, 20/09/2018, 15:40 GMT+7

Không minh bạch, startup vẫn được Shark Phú rót vốn 10 tỷ đồng

Viết bởi Nam Anh   
Thứ năm, 20/09/2018, 15:40 GMT+7

Bất ngờ với trình bày của Yến Quân, Shark Phú nhận xét: “Anh không thích sự không minh bạch đấy, em lấy tiền của em đi trả cổ tức là không chuẩn. Anh quan tâm sự minh bạch, không biết lấy nguồn tiền từ đâu ra mà em trả tới 18%". Nhưng cuối cùng anh lại bắt tay hợp tác.

shark-tank-yen-quan-vhdn-1

Thương vụ tiếp theo đến từ Yến Quân – nhà sáng lập của trung tâm triển lãm yến sào Việt Nam VBEC. Với mong muốn xây dựng mô hình trải nghiệm Yến xào, Yến Quân đến kêu gọi đầu tư 10 tỷ đồng cho 10% cổ phần công ty.

Mở đầu phần thuyết trình, Yến Quân cho hay VBEC chính thức mở cửa từ tháng 6/2017 nhưng chủ yếu để quảng bá hoạt động du lịch, doanh thu vẫn đạt được mức hòa vốn với con số 20 triệu đồng trên báo cáo tài chính, lãi ròng đạt 5 triệu đồng. Khi nhà đầu tư đề cập đến doanh thu năm 2018, Yến Quân mới thật thà cho hay: “em vẫn chưa cộng báo cáo lại, 6 tháng đầu năm đến giờ vẫn chưa có lời”.

shark-tank-yen-quan-vhdn-2

Yến Quân cũng cho biết công ty đang có 34 cổ đông, trong đó 4 cổ đông ban đầu và 30 cổ đồng từ vòng gọi vốn cộng đồng với giá 30 triệu đồng/ suất đầu tư. Các cổ đông đã mua cổ phần từ vòng Crowd Funding sẽ được nhà sáng lập đảm bảo chia 18% lợi nhuận dù bất kể công ty lời hay lỗ vốn. Nếu trong trường hợp lỗ, Yến Quân tự bỏ tiền túi ra bù cổ tức cho các cổ đông.

PCT CenLand cũng thẳng thắn chia sẻ câu chuyện: “Anh từng đuổi giám đốc kinh doanh vì bỏ tiền túi ra đi công tác. Nếu các bạn chi tiền túi ra thì hoàn toàn có thể làm ngược lại, chi tiền công ty cho việc cá nhân. Vì vậy, em không rành mạch giữa chuyện bỏ tiền túi vào bù lỗ cho công ty này, vậy lúc lời em cũng có thể rút ra bỏ vào túi em”.

Rắc rối chưa dừng ở đó, khi các nhà đầu tư thắc mắc mối quan hệ giữa VBEC và thương hiệu Yến sào Yến Quân thì nhà sáng lập mới cho hay, VBEC bỏ ra 20 tỷ đồng để làm du lịch trên mảnh đất thuê từ chính nhà sáng lập và mua nhượng quyền thương hiệu Yến Quân. Hai công ty không thể sáp nhập chung vì nguyên nhân Yến Quân là công ty gia đình với 2 thành viên, và đồng sáng lập là chị ruột của Yến Quân không đồng tình mô hình kinh doanh của VBEC.

Nhận thấy cấu trúc công ty quá rắc rối, Shark Linh và Hồng Anh thẳng thắng từ chối đầu tư vào VBEC. Tiếp đến Shark Hưng cũng từ chối cùng lời nhận xét khá gay gắt: “Mô hình kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào nhà Yến. 30 triệu/ người thì có thể không điên nhưng bỏ 10 tỷ để đầu tư thì có thể điên thật. Chuyện đầu tư 1đồng, 10 đồng hay 10 tỷ không quan trọng với em nhưng điều quan trọng ở đây là anh không đầu tư”.

Tự nhận mình không rành về tài chính, Yến Quân cho hay cô tìm đến nhà đầu tư để chia sẻ ý tưởng và mong muốn tìm kiếm sự giúp đỡ vận hành. Nhà sáng lập dõng dạc tuyên bố kêu gọi 10 tỷ cho 10% cổ phần nhưng nếu Shark muốn 51% để quản lý thì vẫn đồng ý bởi cô đã chuẩn bị sẵn tinh thần bị sa thải.

Quan điểm “bán công ty” này của Yến Quân ngay lập tức bị Shark Dzung bác bỏ: “Thông thường một cổ đông, đặc biệt là founder nắm nhiều công ty khác nhau, điều hành nhiều công ty khác nhau thì lợi ích nhóm cổ đông không thuộc hai công ty là mâu thuẫn. Em sẽ tập trung lợi ích của em cho công ty nắm nhiều hơn, dẫn đến lợi ích của cổ đông ở các công ty khác nhau sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế, người ta không thích đầu tư vào founder nắm nhiều công ty cùng một lúc.Về cơ bản nhà đầu tư chỉ đầu tư để founder làm và hỗ trợ để phi lên”. Với nhận xét này, Shark Dzung cũng quyết định từ chối đầu tư vào Yến Quân.

shark-Phu-vhdn

4/5 “cá mập” quay lưng đi nhưng bất ngờ Shark Phú lại đưa ra lời đề nghị đầu tư 10 tỷ với hình thức trái phiếu chuyển đổi cổ phần, lợi nhuận 18% năm. Nếu trường hợp không đạt KPI thì sẽ chuyển thành hình thức cho vay với lãi suất 18% năm, được đảm bảo bằng toàn bộ tài sản của Yến Quân.

Đi gọi vốn với tâm thế “muốn được làm bạn với Shark”, trước lời đề nghị Shark Phú, Yến Quân gật đầu ngay lập tức mà không đắn đo, suy nghĩ. Bên ngoài trường quay, startup bày tỏ sự mãn nguyện bởi cô mong muốn công ty lộn xộn của mình sẽ trở nên rõ ràng, minh bạch và trong thời gian ngắn nhất có thể lên sàn chứng khoán.

Tập 12 Shark Tank

Hằng Nguyễn

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Không minh bạch, startup vẫn được Shark Phú rót vốn 10 tỷ đồng

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc