top-banner-2

Thứ ba, 04/08/2015, 15:22 GMT+7

Những giọng đọc 'vạn người mê' một thời của truyền thanh, truyền hình Việt

Viết bởi An An   
Thứ ba, 04/08/2015, 15:22 GMT+7

NSƯT Kim Tiến, NSƯT Minh Trí, NSƯT Tuyết Mai... là những giọng đọc huyền thoại một thời của sóng phát thanh, truyền hình Việt. Nhiều năm trôi qua, có người tự nhận mình là người cũ song những giọng đọc thuộc “thế hệ vàng” ấy vẫn in sâu vào ký ức khán, thính giả.

NSƯT Kim Tiến

NSƯT Kim Tiến sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Con đường đến với “giấc mơ nói” của NSƯT Kim Tiến khá... lận đận khi mãi đến năm 1975, bà trở thành phát thanh viên của Đài truyền hình trung ương.

giong-doc

Giọng đọc truyền cảm “huyền thoại”, cương nghị của Kim Tiến đã “ghi điểm” trong mắt khán giả truyền hình cả nước. Không những vậy, bà còn được biết đến nhiều hơn qua giọng thuyết minh bộ phim “Tây Du ký”.

Sau hơn 10 năm về hưu, dù ngoại hình đã thay đổi nhưng mỗi khi “giọng nói huyền thoại” ấy được cất lên thì người ta vẫn nhận ra NSƯT Kim Tiến.

Hiện nay, tuy đã nghỉ hưu nhưng NSƯT Kim Tiến vẫn giữ độ “mật thiết” với nghề qua các hoạt động giảng dạy cho các lớp phát thanh viên thời sự chính luận cũng như các bộ phim do bà thuyết minh. Thi thoảng, bà xuất hiện trên sóng truyền hình Việt Nam.

NSND Tuyết Mai

NSND Tuyết Mai là phát thanh viên một thời lừng danh của Đài tiếng nói Việt Nam. Bà là phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam đầu tiên được phong tặng danh hiệu NSƯT vào năm 1984 và danh hiệu NSND vào năm 1993.                                  

Những giọng đọc “vạn người mê” một thời của truyền thanh, truyền hình Việt - 1

         NSND Tuyết Mai bên PTV Việt Khoa. Ảnh: VOV

NSND Tuyết Mai tên thật là Bùi Thị Thái, sinh năm 1925. Bà là một người có giọng đọc êm ái, chuẩn mực tiếng Việt, âm sắc đầy biểu cảm và tròn vành rõ chữ.

Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1976, NSND Tuyết Mai chính là người đọc lời xướng đầu các chương trình thời sự hay đầu mỗi buổi phát sóng: “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” cùng với PTV Việt Khoa.

Tên tuổi của NSND Tuyết Mai được biết đến nhiều hơn qua các chương trình như "Đọc truyện đêm khuya", "Tiếng thơ", "Chương trình dành cho đồng bào xa Tổ quốc"....

Năm 1958, bà kết hôn với NSƯT Phan Phúc - Trưởng đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam. Hai vợ chồng có với nhau một người con gái là nhạc sĩ Phan Tuyết Minh, hiện là Trưởng ban Âm nhạc Đài tiếng nói Việt Nam.

Mặc dù đã nghỉ hưu hơn 20 năm, nhưng tới nay rất nhiều nhạc hiệu Văn nghệ trên sóng phát thanh, thính giả vẫn được nghe lời xướng của nghệ sĩ Tuyết Mai như: "Mời các bạn nghe chương trình Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam"; Tiết mục "Tiếng thơ", "Sân khấu truyền thanh"...

NSƯT Kim Cúc

NSƯT Kim Cúc sinh năm 1944, là giọng đọc gắn bó lâu dài với chuyên mục “Đọc truyện đêm khuya” trên Đài tiếng nói Việt Nam. Bà là phát thanh viên đã đọc bản tin chiến thắng quan trọng ngày 30.4.1975 trên sóng phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam, ngay khi xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng của Dinh Độc Lập.

Những giọng đọc “vạn người mê” một thời của truyền thanh, truyền hình Việt - 2

Giọng đọc của NSƯT Kim Cúc gắn liền với “Đọc truyện đêm khuya” như một thương hiệu không thể lẫn vào đâu được và cho đến nay chưa ai có thể thay thế. Có không ít thính giả gắn bó với chương trình chỉ vì muốn được nghe giọng đọc của bà. Khi bà về hưu, Đài tiếng nói Việt Nam vẫn mời bà cộng tác. Đến năm 2013 bà mới chính thức chia tay với chương trình vì lý do sức khỏe.

NSƯT Kim Cúc đã kết hôn với một phát thanh viên cùng Đài. Hiện tại, ông bà đang sống với niềm vui lớn từ các con và cháu nội, ngoại.

NSƯT Hà Phương 

NSƯT Hà Phương tên thật là Đào Ngọc Bích, sinh năm 1940. Hơn 50 năm công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, tên tuổi của NSƯT Hà Phương đã gắn bó với chương trình “Đọc truyện đêm khuya” bằng một chất giọng riêng có.

Những giọng đọc “vạn người mê” một thời của truyền thanh, truyền hình Việt - 3

NSƯT Hà Phương vẫn miệt mài với nghề dù đã nghỉ hữu. Ảnh: Báo Đất Việt

Ít ai biết rằng, giọng đọc nam trong lời xướng “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” quen thuộc với thính giả cả nước hàng ngày, chính là giọng của NSƯT Hà Phương.

Dù đã nghỉ hưu hơn 10 năm nhưng NSƯT Hà Phương vẫn có những chuyến đi tới các vùng xa xôi để truyền ngọn lửa nghề cho bạn đồng nghiệp ở đài PTTH các tỉnh.

Hàng tuần, ông đều đặn hai buổi đến phòng thu âm “Đọc truyện đêm khuya” của Đài tiếng nói Việt Nam. Ngày nào ông cũng có ca dạy với hàng chục học viên đến nhà ông tại con ngõ nhỏ ở phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội để học “nghề nói”.

NSƯT Thanh Hùng

Những giọng đọc “vạn người mê” một thời của truyền thanh, truyền hình Việt - 5

NSƯT Thanh Hùng là một trong những cây đa, cây đề trong nghề dẫn chương trình ở Việt Nam. Giọng đọc rõ, sáng của NSƯT Thanh Hùng những thập niên trước đã để lại ấn tượng đẹp trong cảm nhận và suy nghĩ của nhiều thế hệ khán giả truyền hình Việt Nam.

Trước khi đến với truyền hình, NSƯT Thanh Hùng từng là một giáo viên, từng đóng phim. Đến năm 1979, ông chuyển về VTV sau khi công tác tại Truyền hình Quân đội.  

Là lứa thế hệ phát thanh viên đầu tiên của truyền hình Việt Nam nên ông luôn ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với người dẫn chương trình. Đến nay, tuy không còn lên sóng những NSƯT Thanh Hùng vẫn luôn trân quý tình cảm của khán giả dành cho ông và những đồng nghiệp cùng thế hệ.

NSƯT Minh Trí

NSƯT Minh Trí là một trong những giọng đọc thuộc “thế hệ vàng” cùng với NSƯT Kim Tiến, NSƯT Thanh Hùng...

Những giọng đọc “vạn người mê” một thời của truyền thanh, truyền hình Việt - 6

10 năm về hưu, ngoại hình đã có nhiều thay đổi nhưng giọng nói trầm ấm của NSƯT Minh Trí thì vẫn như xưa. Ông sống an nhiên bên gia đình trong một căn gác nhỏ ở phố Lê Ngọc Hân (Hà Nội). Cơn tai biến nặng 5 năm trước đã khiến phong độ của Minh Trí ngày nào có phần giảm sút.

NSƯT Minh Trí chia sẻ, ông đến với nghề phát thanh viên sau khi đã trải qua nhiều nghề khác như phụ hồ, làm thầy giáo, đi thi tuyển diễn viên điện ảnh. Nhưng cuối cùng, ông trúng tuyển phát thanh viên của Đài truyền hình Việt Nam.

Cũng với những lý do riêng mà sau khi nghỉ hưu, NSƯT Minh Trí chưa từng một lần quay lại Đài truyền hình Việt Nam, nơi ông từng làm việc hơn 40 năm. Vì sống khép mình nên khi phóng viên  xin được chụp ảnh ông thì ông nhất định từ chối.

Theo danviet.vn

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Những giọng đọc 'vạn người mê' một thời của truyền thanh, truyền hình Việt

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc