top-banner-2

Thứ ba, 02/06/2015, 15:48 GMT+7

Quản lý hiệu quả ngân quỹ nhà nước

Thứ ba, 02/06/2015, 15:48 GMT+7

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định về quản lý ngân quỹ nhà nước. Trong đó, quy định các hoạt động về quản lý ngân quỹ nhà nước; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, ngân quỹ nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước có trên tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và tiền mặt tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước. Ngân quỹ nhà nước được hình thành từ quỹ ngân sách các cấp; tiền gửi của các quỹ tài chính nhà nước, các đơn vị, tổ chức kinh tế mở tại Kho bạc Nhà nước (đơn vị giao dịch).

Quản lý ngân quỹ nhà nước nhằm mục tiêu đảm bảo tập trung nhanh mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.

Quản lý ngân quỹ nhà nước là việc tập trung mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định và hoạt động huy động vốn ngắn hạn, sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đảm bảo khả năng thanh toán.

Đồng thời, đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước thông qua các nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo chế độ quy định; gắn kết quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và giảm chi phí vay nợ của Chính phủ.

Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định về quản lý ngân quỹ nhà nước gồm 3 chương, 20 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo Nghị định đã quy định cụ thể về dự báo luồng tiền; sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi; vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt; quản lý rủi ro ngân quỹ nhà nước…

Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi

Theo dự thảo, ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng vào các lĩnh vực sau: a- Tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi khi ngân sách trung ương chưa tập trung kịp nguồn thu; b- Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; c- Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; d- Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại nợ và giảm nghĩa vụ thanh toán lãi đối với trái phiếu Chính phủ đã phát hành; e- Đầu tư vào các công cụ kỳ hạn ngắn trên thị trường tiền tệ.

Thời hạn sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được dự thảo nêu cụ thể: Tối đa không quá 1 năm đối với việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh; trường hợp gia hạn nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Tối đa không quá 3 tháng đối với các khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại điểm c, d, e trên.

Dự thảo nêu rõ, việc sử dụng ngân quỹ nhà nước phải đảm bảo an toàn tiền của Nhà nước, khả năng thanh khoản của Kho bạc Nhà nước và tính hiệu quả. Việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được thực hiện theo phương án điều hành ngân quỹ nhà nước năm đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Mức độ và điều kiện sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi phải được điều chỉnh một cách linh hoạt, kịp thời, phù hợp với khả năng thu, chi ngân quỹ nhà nước và tình hình thị trường tiền tệ tại từng thời điểm.

Theo chinhphu.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Quản lý hiệu quả ngân quỹ nhà nước

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc