top-banner-2

Thứ hai, 05/08/2013, 00:00 GMT+7

"Tôi trở nên mạnh mẽ, quyết đoán từ … sự hiền lành, chịu đựng của mẹ"

Thứ hai, 05/08/2013, 00:00 GMT+7

(Nguyễn Thị Minh Thúy - Giám đốc Truyền thông Trường Sơn Tech) - Chị nói, lâu nay chỉ quen phỏng vấn người khác, chứ không quen ở thế “bị động”, trả lời phỏng vấn. Chị có thể nói chuyện rất sôi nổi, bàn chuyện đủ mọi lĩnh vực, nhưng lại rất ngại ngần khi nói về mình. Minh Thúy cười, bảo tôi: “Chắc tối nay về phải gọi điện hay nhắn tin, nói: Mẹ ơi, con yêu Mẹ quá! Nhưng mà sợ Mẹ chị “ngất” ngay tại chỗ… Vì nhỏ lớn giờ chị hiếm khi nói lời ngọt ngào với Mẹ, chỉ toàn "phát-xít" thôi.” Chỉ đến khi hai chị em cười giòn vì câu nói đùa ấy thì tôi mới có thể “khai thác” về bản thân chị và gia đình.

mthuy

Trong buổi chụp hình hai mẹ con cho buổi Triển lãm, tôi có thể nhìn thấy sự chăm sóc, quan tâm của chị dành cho bác gái đến mức… nghiêm khắc. Chị tô lại son cho Mẹ, sửa từng cái dây áo xộc xệch, kéo Mẹ vào chỗ bóng mát ngồi, rồi… bẹo má bác gái, cười rúc rích “Baby nhà mình xinh quá!”. Cả nhà chị gọi Mẹ là Baby, vì những năm gần đây, Mẹ vui và hạnh phúc với sự ngoan ngoãn, thành đạt của các con mà cứ càng ngày càng trẻ ra, đẹp ra.

Chị kể, ngày xưa, mỗi lần đi thi học sinh thanh lịch, hay có cuộc thi nào mà có câu hỏi: “Bạn thần tượng ai nhất!” - là chị “thao thao bất tuyệt”: "Cuộc đời em thần tượng nhất là Ba Mẹ. Ba em có thể “thu phục” bất cứ một học sinh “cá biệt” nào khó bảo nhất (Ba chị là Giáo viên trường cấp 3 Lam Sơn nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa). Mẹ em giỏi đến mức có thể “vá vũ trụ..."

Khác với những bạn trẻ ở cùng tuổi chị lúc ấy, chị rất tự hào vì Mẹ là… công nhân. Bác gái là thợ bậc 7 nghề sửa xe đạp, nhưng bác có thể làm bất cứ việc gì dành cho đàn ông, sửa xe máy, sửa ống nước, sửa điện, hay đóng cho chị những cái bàn, cái ghế xinh xinh ngồi học.  

0J0A4618

Trong một góc ký ức tuổi thơ, chị còn nhớ hình ảnh Mẹ lụi cụi ngồi may đồ rất khuya. Mẹ đi làm cả ngày, tối về còn có thể thức thâu đêm, tự tay may cho con từng cái áo, cái váy, để con mình luôn được hưởng những gì tốt đẹp nhất. Thời bao cấp, tìm được một miếng vải đẹp còn khó hơn mua được một món hàng hiệu bây giờ. Chị lớn hơn hai em 8 và 9 tuổi nên “thỏa sức” được hưởng trọn sự yêu thương, chăm sóc của Mẹ trong suốt 8 năm trời.

Thúy thừa hưởng từ Ba rất nhiều, từ khuôn mặt, dáng đi đến tính cách nhưng tâm hồn chị được nuôi dưỡng từ những bài thơ của Mẹ. Mẹ không hát ru, nhưng Mẹ dạy chị rất nhiều thơ. Mẹ đọc thơ rất hay, rất biểu cảm, những bài thơ đều có ý nghĩa về tình mẹ con, về tình cảm gia đình. Những bài thơ ấy khắc sâu trong tâm trí chị. 4 tuổi, chị đã biết đọc báo in chữ nhỏ vanh vách, đọc thơ, ngâm thơ và... cả phân tích thơ đều do Mẹ dạy.

Mẹ là người phụ nữ chỉ biết đến gia đình, không biết tiêu tiền cho bản thân, chỉ cặm cụi làm để cho con mình những điều kiện tốt nhất. Mẹ bảo: “Mẹ làm nghề kiếm ra tiền nhưng vất vả như vậy, con thấy đó, nên phải cố gắng học giỏi, làm bác sĩ, làm giáo sư cho sướng con nhé!” Nghe lời Mẹ, chị đã luôn nỗ lực để có được ngày hôm nay.

Thúy chia sẻ, chị không thừa hưởng được ở Mẹ sự hiền lành, chịu thương, chịu khó mà ngược lại, chính vì nhìn thấy sự vất vả của Mẹ, thương Mẹ, mà chị trở nên là một người cứng rắn, quyết đoán và cực kỳ mạnh mẽ. Chị kể, Mẹ rất hiền, rất nhường nhịn những người xung quanh, nên luôn phải chịu thiệt thòi. Và từ lúc nào chị đã trở thành "Ông Kẹ", luôn đứng ra bảo vệ Mẹ và các em khi có sóng gió.

Còn nhớ nhất kỷ niệm của 2 mẹ con, ấy là khi chị bắt đầu làm ra tiền, chị không muốn Mẹ vất vả nữa nên ba chị em “bắt” Mẹ nghỉ nghề xe đạp. Mẹ đồng ý nhưng vẫn làm giấu những lúc chị không có nhà! Chị mới mua hàng loạt kem dưỡng da tay cho Mẹ, chở Mẹ đi mua quần áo thật đẹp, giấu bác gái đem cho hết sạch quần áo cũ, để Mẹ không dám sửa xe nữa vì... sợ bẩn quần áo đắt tiền con gái mua cho. Chị tâm sự: Bởi vì quá thương Mẹ, lúc nào chị cũng nghĩ phải nỗ lực, để Mẹ sung sướng, bù lại những ngày vất vả đã qua; và chị cũng luôn cố gắng để Mẹ tự hào về mình vì chị biết rằng, với Mẹ, con cái ngoan ngoãn, thành đạt là điều Mẹ mãn nguyện nhất! Dù đã có gia đình riêng, nhưng chị và hai em chưa bao giờ có khái niệm cái gì là của chung của riêng, mà tất cả đều là… của Mẹ. Các con là của Mẹ, nên những gì của các con cũng là của Mẹ, Mẹ ơi!

Chị không quen thể hiện tình cảm với Mẹ, nên thực sự chưa có một Mùa Vu lan nào chị "làm gì đó" cả. Mẹ vẫn nói với chị và 2 em: "Sau này mẹ mất rồi, ngày giỗ mẹ thực tế là ngày chị em các con có lý do ngồi lại với nhau đông đủ, đủ con đủ cháu; nên các con ăn gì thì cứ nấu cúng giỗ, chứ Mẹ không ăn đâu, không cần nhớ Mẹ thích ăn món gì đâu. Các con thích ăn món gì là Mẹ thích ăn món đó".

Nhưng năm nay, cả gia đình chị đang rất vui, vì lần đầu tiên chị và mẹ có 1 bộ hình rất đẹp và chị sẽ phóng to tấm hình đẹp nhất dành tặng Mẹ để lưu giữ khoảnh khắc thiêng liêng mà ít khi nào chị có dịp thể hiện…"

07 ok

Aotim Vulan

mthuy7

17

Bài liên quan:

>> Chương trình Triển lãm và biểu diễn nghệ thuật mừng lễ Vu Lan “Bóng Mẹ”

>> Biên tập viên Quỳnh Như: “Vầng thái dương của tôi chính là mẹ”

>> Ca sĩ A Tuân - Mẹ là biển rộng bao la

>> Bố mẹ Thúy Hạnh luôn tôn trọng cuộc sống của con

>> Connecting Lady Thu Anh - Chưa bao giờ ngừng yêu thương

>> Hoa hậu Diễm Hương : “Tôi muốn trở thành một người như mẹ”

Chương trình Triển lãm và biểu diễn Nghệ thuật khai mạc lúc 17h00 tại Nhà hát Quân đội (140 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình) và sẽ diễn ra trong 2 ngày 10 & 11/08/2013.

Mục đích: quyên góp để xây và trao tặng 10 căn nhà tình thương cho dân nghèo, trong đó có những người mẹ có con hy sinh tại chiến trường Campuchia, người Việt nghèo trở về từ Campuchia, người dân tộc Khmer nghèo, gia đình cán bộ, chiến sĩ từng công tác giúp bạn Campuchia đang gặp khó khăn trong cuộc sống.

Bài: BL Nguyễn - Ảnh: Xuân Anh


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

"Tôi trở nên mạnh mẽ, quyết đoán từ … sự hiền lành, chịu đựng của mẹ"

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc