top-banner-2

Thứ tư, 19/08/2015, 09:00 GMT+7

Bà chúa nấm

Viết bởi An An   
Thứ tư, 19/08/2015, 09:00 GMT+7

Những người làm khoa học, không ai xa lại với cuộc đời “toàn nấm” của người phụ nữ nguyên là Phó chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh, Khoa  Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQG Hà Nội, có hơn 30 năm nghiên cứu, giảng dạy và hướng dẫn hàng trăm sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ các đề tài, luận văn, luận án về nấm.

Gần đây, giới khoa học và dư luận xôn xao về sự kiện Việt Nam lần đầu tiên nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo – một “thần dược” cho sức khỏe con người với công dụng giúp cơ thể chống lại sự suy thoái thận,  chống thiếu máu cơ tim, tăng cường tính miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch, và hỗ trợ điều trị ung thư. Đây là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm. Tuy nhiên, ít ai biết được người đầu tiên đã bắt tay vào nghiên cứu và nuôi cấy thành công loại nấm này cũng chính là người đã đưa rất nhiều loại nấm dược liệu quý hiếm vào Việt Nam, được mệnh danh là bà chúa Nấm. Đó chính là PGS.TS Nguyễn Thị Chính, người đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý trong cuộc đời nghiên cứu khoa học, đặc biệt là hiểu rất rõ về các loại nấm.

van-hoa-doanh-nhan-156

Chân dung “Bà chúa nấm”

Cơ duyên đến với bà ngay từ những ngày còn học tập và làm nghiên cứu sinh tại Tiệp Khắc (cũ), bà nhận thấy rắng nơi đây người nông dân thường sử dụng những phế thải của công nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, bông… để trồng nấm trên diện rộng và mang lại năng suất rất cao. Vốn đam mê nghiên cứu về nấm và nhìn thấy được tiềm năng phát triển tại Việt Nam, nơi vẫn còn chưa biết tận dụng nguồn chất thải nông nghiệp thời bấy giờ, bà quyết định trở về để mang cây nấm đến gần hơn với người dân Việt.

Năm 1973, PGS-TS nguyễn Thị Chính là nhà khoa học đầu tiên mang các chủng nấm ở Châu Âu về trồng ở Việt Nam. Thành công nhân đôi khi các chủng nấm không chỉ thích nghi với khí hậu Việt Nam mà còn phát triển rất mạnh. Đến năm 1986, bà vinh dự nhận bằng phát minh sáng chế do Tiệp Khắc trao tặng với công trình nghiên cứu “Sản xuất nấm sò bằng công nghiệp lên men vi sinh không thanh trùng”. Năm 1987, bà bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ với đề tài “Vi sinh vật trong công nghệ sản xuất nấm”. Từ đây, bà đã phổ biến cây nấm đến rất nhiều vùng ở Việt Nam và góp phần không nhỏ trong việc làm giàu cuộc sống cho người nông điển hình như ở Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Vĩnh Long, Quảng Nam, Yên Bái… Bà là thành viên của mạng lưới nấm Quốc tế.

Sau khi thành công với các chủng loại nấm ăn, bà bắt tay ngay vào nghiên cứu các loại nấm dược liệu như linh chi, vân chi, nấm đầu khỉ, Đông trùng hạ thảo… với mục đích góp phần chăm lo cho sức khỏe người Việt Nam. Trải qua hơn nửa thế kỉ đời người nhưng bà vẫn luôn không ngừng sáng tạo để mang đến những chủng nấm chất lượng năng suất cao nhất, phát huy tối đa công dụng của nấm đối với sức khỏe. Một trong những cách sáng tạo của bà chính là công nghệ thu lại bào tử nấm linh chi, vốn thường hay bị rửa đi nhưng lại có tác dụng tốt gấp 75 lần so với quả thể. Sau quá trình nghiên cứu, bà nhận thấy rằng, bào tử nấm linh chi sẽ là bài thuốc tuyệt vời có tác dụng: tăng khả năng miễn dịch và đặc biệt làm dừng sự phát triển của tế bào ung thư và giảm tác hại của xạ trị và hóa trị, trung hoà chất độc, giảm đau, suy nhược thần kinh, tiểu đường. Nhận thấy tác dụng này, bà vẫn không ngừng cải tiến công nghệ để tăng tỷ lệ bào tử nấm linh chi có thể thu được từ 5kg nấm cho 1 kg bào tử linh chi.

Là một trong những người tại Việt Nam thường được mời tham dự cái hội nghị nghiên cứu về nấm, bà có nhiều cơ hội đi đó đây để nghiên cứu các loại nấm dược liệu quý hiếm, PGS.TS Nguyễn Thị Chính sớm hiểu được công dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe con người. “Đông trùng hạ thảo” là tên gọi thể hiện chu kỳ sinh trưởng của loài vi sinh vật kỳ lạ: mùa đông ký sinh trên ấu trùng sâu, mùa hè là cây nấm. Nấm hút hết dưỡng chất trong ấu trùng sâu khiến sâu chết. Đến mùa hè, nấm phát triển và trồi lên mặt đất. Sự kết hợp kỳ diệu này đã đem đến cho đông trùng hạ thảo hàng trăm dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, là “cơ hội lớn” trong việc hỗ trợ điều trị ung thư. Hơn 10 năm gần đây, bà bắt tay vào nghiên cứu nuôi cấy đông trùng hạ thảo. Những thành tựu đầu tiên là việc nuôi cấy được đông trùng hạ thảo ở thể sinh khối bằng công nghệ đặc biệt và nuôi đông trùng hạ thảo trên môi trường tổng hợp để thu quả thể nấm. Năm 2009, Bà được nhận giải thưởng Tinh hoa Việt Nam cho sản phẩm viên nang mềm đông trùng hạ thảo loài Cordyceps Militaris.

van-hoa-doanh-nhan-157

“Bà Chúa Nấm” bên những sản phẩm của mình

Ngày nay, tuy có rất nhiều cơ sở nuôi trồng và sản xuất các loại nấm dược liệu nhưng những sản phẩm từ kết quả nghiên cứu và bề dày kinh nghiệm của “Bà Chúa Nấm” vẫn được nhiều người tin cậy bởi những bí quyết công nghệ nuôi trồng và các sản phẩm mang hàm lượng, giá trị khoa học cao. Hiện nay, số bệnh nhân tìm đến bà để được tư vấn và hướng dẫn chữa bệnh bằng nấm đã lên đến hàng vạn người. Nhìn người phụ nữ gần 70 tuổi mắt sáng bừng khi nói về nấm, bà có thể ngồi trong phòng thí nghiệm hàng ngày để nghiên cứu về nấm, tận tình hướng dẫn cho người bệnh cách sử dụng nấm dược liệu sao cho đúng cách, cho hiệu quả nhất và người ta chẳng còn ngạc nhiên về cái tên “Bà chúa Nấm” của bà.

Nguồn: Trường Sơn Tech


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Bà chúa nấm

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc