top-banner-2

Thứ sáu, 13/03/2015, 15:41 GMT+7

Công thức bí mật của Steve Jobs

Viết bởi Văn Tuyết   
Thứ sáu, 13/03/2015, 15:41 GMT+7

Để thu hút nhân tài về đầu quân cho Apple, Steve Jobs sẽ khởi động công thức bí mật của mình, qua đó có được những kết quả mà ông mong muốn. Công thức này gần như là một đòn tâm lý của Steve Jobs với tên gọi: Thách thức.

Steve Jobs  là người đã sáng lập Apple ngay chính gara để xe trong nhà mình vào năm 1976. Và việc thành công ngay trong những ngày đầu khởi nghiệp có một phần đóng góp không nhỏ của cá tính lập dị nhưng thiên tài của Steve Jobs.

Bắt đầu khởi nghiệp một công ty, khó khăn, thử thách là điều không thể tránh. Một trong số đó là vấn đề về nhân sự. Và để thu hút nhân tài gia nhập Apple vào những ngày đầu thành lập, Jobs đã sử dụng đòn tâm lý nhằm thuyết phục họ. Chính công thức bí mật này đã giúp Apple có được những nhân tài chất lượng như mong muốn.

steve-jobs

Vào năm 1983, chiếc ghế CEO của Apple trống chỗ sau khi Chủ tịch Mike Markkula quyết định không giữ vai trò này nữa. Khi đó, Jobs chỉ mới 28 tuổi, mặc dù rất muốn thử sức nhưng vì không có nhiều kinh nghiệm quản lý nên ông quyết định sẽ không tranh cử vai trò này.

Điều đó, dẫn đến việc Apple buộc phải tìm một người bên ngoài công ty, đủ tài giỏi và hiểu biết về công nghệ để điều hành công ty.

Chính Jobs sẽ đảm nhận vai trò thuyết phục và tìm kiếm nhân tài phù hợp với Apple. Người mà ông muốn thuê nhất là Don Estridge, người đã xây dựng nên bộ phận máy tính cá nhân IBM. Jobs đề nghị Don làm việc với mức lương một triệu đô la và khoản tiền thưởng tương đương, một triệu đô la nhưng Don đã từ chối.

Ông nói rằng Apple lúc đó chưa đủ hấp dẫn để ông từ bỏ IBM. Đến nước này thì Jobs đành nhờ cậy vào Gerry Roche, một công ty săn đầu người uy tín, để tìm kiếm người cho vị trí còn khuyết.

Apple quyết định sẽ thay đổi tiêu chuẩn ban đầu của mình, tức là không chú trọng vào các giám đốc điều hành nghành công nghệ nữa, những gì công ty cần lúc này chỉ là một chuyên gia Marketing hướng đến khách hàng, biết về quảng cáo và có thể làm cho thương hiệu Apple được thế giới biết đến.

Roche đã tiến cử người được mệnh danh phù thủy Marketing thời bấy giờ, John Sculley, chủ tịch của bộ phận Pepsi Cola thuộc tập đoàn Pepsi, người đã xây dựng chiến dịch quảng cáo nổi tiếng Pepsi Challenge. Vì thế, Jobs sẽ đến New York để gặp Sculley nhằm lôi kéo ông về Apple.

Nền tảng của Sculley rất khác so với Jobs. Trong khi Jobs bỏ học giữa chừng thì Sculley lại sáng chói với nhiều thành tích và những tấm bằng cử nhân tại nhiều ngôi trường đại học danh giá. Ông có một tấm bằng cử nhân của trường Brown và bằng kinh doanh tại đại học Wharton. Sculley thăng tiến qua nhiều cấp bậc ở Tập đoàn PepsiCo và cuối cùng ngồi vững chắc ở ghế chủ tịch.

Và thêm một điều mà khi đem ra so sánh sẽ rất khập khiễng đó là giữa Apple và Tập đoàn Pepsi. Trong khi PepsiCo là một tập đoàn hùng mạnh nằm trong bảng xếp hạng Fortune 500 (bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ) thì Apple mới chỉ mở rộng quy mô từ gara để xe lớn hơn một chút.

Cũng như câu chuyện thần thoại chàng David tí hon và gã khổng lồ Godzila, thì việc Steve Jobs, đại diện Apple, đến gặp John Sculley chủ tịch Pepsi Cola tựa như một chàng thanh niên tỉnh lẻ tiếp xúc với giới thượng lưu ở thành phố luôn vận chiếc áo vest cao cổ đắt tiền vậy.

Nhưng với kinh nghiệm từ thất bại trước, Jobs cần phải tìm cách tốt hơn để có thể đánh bại gã khổng lồ này. Nhằm thuyết phục Sculley từ bỏ vương miện và gia nhập con thuyền Apple, Jobs đã dùng đòn tâm lý để thuyết phục ông. Trước đó, cùng một công thức này mà Jobs cũng đã áp dụng để có những nhân tài chế tạo máy tính Mac cho Apple.

Sau nhiều lần gặp mặt nhưng không có kết quả thì Jobs vẫn luôn kiên định với mục tiêu của mình. Sculley không chắc là mình sẽ gia nhập Apple nhưng cũng không có nghĩa là sẽ từ chối lời đề nghị của Jobs. Ông nói rằng mình sẽ ở lại Pepsi, nhưng phần nào vẫn bị lung lay bởi một thiên tài trẻ tuổi bốc đồng có tên Steve Jobs.

Đến lúc này thì Jobs đã sẵn sàng tung ra cú đấm cuối cùng, điều đã giúp ông có được những con người chất lượng trước đó. Trong lần gặp mặt cuối tại công viên vào buổi chiều hoàng hôn, Jobs đã thốt ra một câu nói thách thức mà theo Sculley là nó đã ám ảnh ông nhiều ngày sau đó.

“Anh muốn dành cả phần đời còn lại để bán nước ngot có ga hay muốn có một cơ hội cùng tôi thay đổi thế giới”.  Jobs thách thức Sculley và kết quả là ông này đã bị hạ gục hoàn toàn bởi câu nói của Jobs.

Bản chất con người từ xưa là luôn mong muốn làm một điếu gì đó để thỏa mãn niềm khao khát thể hiện tài năng của mình. John Suclley cũng vậy. Nó lý giải vì sao Sculley từ bỏ Tập đoàn  Pepsi và gia nhập con thuyền Apple cùng Jobs. Có lẽ chính Sculley cũng không biết là bị đánh bẫy bởi  Job và đó chính là công thức tâm lý thành công khi thuyết phục nhân tài đầu quân cho Apple của Steve Jobs.

Theo Trí Thức Trẻ


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Công thức bí mật của Steve Jobs

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc