top-banner-2

Thứ sáu, 08/01/2016, 11:41 GMT+7

Vì sao ông Obama trở nên quyền lực hơn khi... khóc?

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 08/01/2016, 11:41 GMT+7

Ông Obama đã thật sự không kìm được cảm xúc khi nói về vụ tấn công năm 2012 nhằm vào trường cấp 2 Sandy Hook ở Newton, bang Connecticut – một ví dụ điển hình của bạo lực súng đạn gây phiền toán cho nước Mỹ trong suốt những năm qua.

Những ngày gần đây, mạng Internet lan truyền thông tin và hình ảnh vị tổng thống Mỹ Barack Obama bật khóc trong bài phát biểu về kiểm soát súng đạn tại Mỹ.

1-vi-sao-ong-obama-quyen-lua-hon-khi-khoc-van-hoa-doanh-nhan

Tổng thống Obama đã thật sự không kìm được cảm xúc khi nói về vụ tấn công năm 2012 nhằm vào trường cấp 2 Sandy Hook ở Newton, bang Connecticut – một ví dụ điển hình của bạo lực súng đạn gây phiền toán cho nước Mỹ trong suốt những năm qua.

Đây không phải lần đầu tiên người ta nhìn thấy một chính trị gia bật khóc trước công chúng. Trước đây đã có rất nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, từ tổng thống Nga Vladimir Putin đến thủ tướng Italia Silvio Berlusconi đều từng rơi nước mắt trước ống kính truyền thông.

Vậy liệu những giọt nước mắt như vậy có khiến hình ảnh của các nhà lãnh đạo đầy quyền lực bị suy giảm đi hay không? Hay ngược lại nó khiến họ trở nên có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn?

Các chuyên gia thì nói rằng miễn cảm xúc lúc đó là chân thật, nó có thể làm tăng mức độ ủng hộ và sự ngưỡng mộ của mọi người dành cho họ.

Theo chuyên gia về hành vi học Judi James, khóc có thể làm tăng mức độ ủng hộ các nhà lãnh đạo bởi nó khiến mọi người cảm thấy có thiện cảm hơn với họ.

“Khóc có sức ảnh hưởng sâu sắc về một ai đó. Nó là cách mà những đứa trẻ thường làm để được chăm sóc, quan tâm và yêu thương”.

Trong khi đó, chuyên gia Deborah Milstein viết trên tờ Harvard Business Review rằng: “Khóc trong bối cảnh liên quan tới công việc đôi khi phù hợp, có thể chấp nhận được và thậm chí như trường hợp của ông Obama, nó nhận được sự ngưỡng mộ sâu sắc”. (Milstein nhắc đến lần tổng thống Obama khóc sau khi tái đắc cử vào năm 2012).

“Nước mắt hay bất kỳ biểu hiện chân thực nào khác của cảm xúc cho thấy rằng chúng ta đang xúc động một cách sâu sắc - thứ sau đó sẽ lan truyền đến cả những người chứng kiến”, Milstein nói.

Tổng thống Nga Putin cũng từng bật khóc trong một bài phát biểu.

“Nếu thành thật – một lãnh đạo khi thể hiện cảm xúc có thể tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ”, theo Travis Bradberry – tác giả cuốn sách Emotional Intelligent 2.0. “Nước mắt cho mọi người thấy rằng lãnh đạo cũng chỉ là những người hết sức bình thường và điều này có tác động mạnh mẽ, miễn là việc thể hiện cảm xúc đó phù hợp với tình huống thực tế”.

Tuy nhiên, như James nói với tờ BBC, nếu chúng ta nghi ngờ rằng việc khóc đơn giản là bởi người đó muốn nhận lại một điều gì đó thì chúng ta sẽ trở nên hoài nghi về trạng thái cảm xúc này.

Lịch sử chứng kiến hàng loạt nhà lãnh đạo từng bật khóc trước công chúng. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý và chính trị nói rằng phản ứng của công chúng đối với việc này – đặc biệt là những nhà lãnh đạo là nam giới – đã thay đổi trong nhiều thập kỷ qua.

Ví dụ, cựu ứng viên tổng thống Mỹ Ed Muskie từng khóc tại trường trung học New Hampshire vào năm 1972 khi bảo vệ vợ mình trước sự tấn công của báo chí. Tuy nhiên, chính tình huống này đã khiến tỷ lệ ủng hộ của ông bị giảm xuống bởi công chúng đánh giá đây là hành động của một người quá mềm yếu.

“Tôi nghĩ mọi thứ đã thay đổi đáng kể từ năm 1972", Severin Beliveau nói với tờ The Boston Globe (Beliveau là một cựu chính trị gia - người đứng cạnh Muskie khi ông khóc trước đông đảo công chúng).

“Tôi nghĩ chúng ta đã chứng kiến một xã hội trưởng thành hơn trong 30 năm qua dựa trên những vấn đề này”, Beliveau chia sẻ thêm.

Trên tờ Psychology Today, chuyên gia tâm lý học Romeo Vitell nói rằng: “Vai trò của nam giới đã được nới lỏng hơn trong những thập kỷ gần đây khi những lãnh đạo nam “dễ xúc động” đã được chấp nhận rộng rãi hơn, ngay cả với những chính trị gia…”.

Cựu thủ tướng Italia Silvio Berlusconi cũng từng rơi nước mắt trước công chúng.

Trong khi đó, có rất nhiều bình luận trái chiều về cảnh tượng ông Obama khóc vài ngày trước đây. Cụ thể, tờ Today đã trích dẫn rất nhiều dòng tweet của người dân trên khắp nước Mỹ - một trong số đó có nội dung: “Nhìn tổng thống Obama khóc, tôi tự hào có một nhà lãnh đạo như vậy – một người dễ bị xúc động bởi những câu chuyện và cuộc sống của người dân Mỹ”.

Một dòng tweet khác thì thẳng thắn nói rằng: “Giải Oscar cho hạng mục ‘Màn khóc giả tạo thành công nhất ủng hộ cho chương trình chống súng đạn’ nên được trao cho ông Obama”.

Kết luận: Nhìn chung luôn có những phản ứng trái chiều khi chứng kiến các nhà lãnh đạo bật khóc. Tuy nhiên miễn cảm xúc đó là chân thành, phù hợp với hoàn cảnh thì trong thời đại ngày nay, nó chắc chắn sẽ khiến ít nhất một vài người bị xúc động và cảm thấy được truyền cảm hứng”.

Link nguồn: http://cafebiz.vn/nhan-vat/vi-sao-ong-obama-tro-nen-quyen-luc-hon-khi-khoc-20160107212832612.chn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Vì sao ông Obama trở nên quyền lực hơn khi... khóc?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc