top-banner-2

Thứ tư, 19/11/2014, 11:15 GMT+7

Người thông minh học như thế nào?

Viết bởi Văn Tuyết   
Thứ tư, 19/11/2014, 11:15 GMT+7

Có sự khác biệt rõ ràng giữa những người biết học một cách thông minh và những người chỉ biết học. Nhóm trước là “những sinh viên của trò chơi”, họ học cách học và trong khi học mở rộng tầm nhìn qua việc tự khám phá.

Có sự khác biệt rõ ràng giữa những người biết học một cách thông minh và những người chỉ biết học. Nhóm trước là “những sinh viên của trò chơi”, họ học cách học và trong khi học mở rộng tầm nhìn qua việc tự khám phá. Nhóm sau là những người chỉ học vì sức ép của việc phải học.

Học cách học là kỹ năng thiết yếu phân lập nhóm xuất sắc với những người còn lại. Đây là 16 cách những người học thông minh thường áp dụng:

Người thông minh học như thế nào?

1. Hỏi về những câu hỏi.

Họ biết là không nên tìm câu trả lời ở ngay những giá trị bề mặt. Vì vậy, họ thắc mắc 2 vấn đề: Những mối liên hệ với vấn đề đang xem xét và tính hợp lý của nó.

2. Đặt những câu hỏi mở.

Đâu là điểm chung giữa những người học thông mình và đứa trẻ 3 tuổi? Họ đều hỏi “tại sao?” Những người học thông minh luôn đặt ra những câu hỏi mở để thúc đẩy quá trình tìm kiếm thông tin, đó là những câu không thể trả lời đơn giản là “có” hay “không”.

3. Tập trung vào vấn đề vi mô nhưng vẫn giữ tầm nhìn ở cấp độ vĩ mô.

Giữ quan điểm nhìn nhận tổng thể là điều cần thiết trong lúc học vì một số lý do sau: Tránh lặp lại việc gì đó, tăng năng suất và hiệu quả công việc và tối ưu hóa các hoạt động giao tiếp.

4. Hiểu rõ bối cảnh.

Tổng thể không tương đương với tổng số các phần trong nó. Việc bạn chạy nhanh hay có thể nhấc nặng không có nghĩa bạn sẽ trở thành một vận động viên thể thao trong tương lai. Những người học thông minh luôn có khả năng nhìn thấy tổng thể bối cảnh của vấn đề trong khi xem xét từng thành tố của bức tranh ghép nhiều mảnh của thực tiễn. Mọi thứ đều nằm trong một hệ thống và người học thông minh hiểu rõ việc tác động của bối cảnh tới từng phần còn lại ra sao.

5. Không tự so sánh mình.

Tác giả Carol Dweck từng viết trong cuốn sách nổi tiếng của bà là “Tâm trạng: Khoa học mới về thành công” như sau:

“Mọi người bẩm sinh đều có một động lực mạnh mẽ là muốn học. Những đứa trẻ nâng dần các kỹ năng của chúng mỗi ngày. Không chỉ là những kỹ năng bình thường mà là những kỹ năng khó nhất của đời người như học đi, học nói. Chúng không bao giờ quyết định xem việc đó có quá khó không hay có đáng làm không. Những đứa trẻ không lo lắng về chuyện phạm lỗi hay không tự giễu mình. Chúng đi, chúng ngã, chúng đứng dậy. Chúng cứ tiến về phía trước. Tuy nhiên, ngay khi đứa trẻ có thể tự đánh giá về bản thân, một vài đứa lại sợ những thử thách”.

6. Tự định nghĩa lại thất bại.

Họ không xem thất bại như một dấu chấm hết mà coi đó là thời khắc để tự nhìn nhận, đánh giá và tái thiết. Họ biết thất bại chỉ thực sự tới khi họ dừng lại, do đó họ chọn cách tiếp tục.

7. Không thấy những giai đoạn kết thúc mà chỉ thấy những giai đoạn tiếp tục.

Cũng như thất bại chỉ là tạm thời, các tiến bộ cũng sẽ thế nếu bạn không tiếp tục cải thiện. Người học thông minh luôn biết mình muốn học gì tiếp theo, tại sao phải học và nên áp dụng việc học đó theo cách của mình như thế nào.

8. Luôn chọn ở bên những người thông minh hơn.

Việc ở bên những người khác sẽ giúp người học thông minh có thêm cơ hội học hỏi và tự nhận thức về bản thân nhiều hơn.

9. Biết không nên hối thúc mình quá mức.

Giống như các cơ bắp thông thường, ý chí là loại cơ bắp cảm xúc và tinh thần, nó có thể mau chóng rã rời.

10. Coi thách thức là cơ hội.

Ai cũng có khả năng nhìn nhận tình thế. Nhưng hơn thế, người học thông minh hiểu rõ điều này và tự định nghĩa lại “những rắc rối” được xem là cơ hội để học hỏi, tự kiểm nghiệm mình và phát triển.

11. Hình dung rõ về thành tựu.

Họ nhìn ra rõ ràng những kiến thức và kỹ năng cần có để đi từ vị trí hiện tại tới nơi cần đến. Họ tự khám phá ra những điểm mạnh, yếu của bản thân và củng cố điểm mạnh để cải thiện điểm yếu. Và rồi họ thực hiện những điều đó.

12. Luôn nhờ giúp đỡ khi cần.

Họ hiểu rõ giá trị của việc thoát ra khỏi cái “tôi” để hướng tới “chúng ta”. Họ nhận ra những nỗ lực từ nhiều phía sẽ giúp họ tiến xa và các mối quan hệ là chìa khóa của thành công. Tương tự thế, người học thông minh cũng giúp người khác bằng cách chỉ dẫn, hướng dẫn hoặc tư vấn giúp người khác, vì họ hiểu cách tốt nhất để học một điều gì là dạy điều đó cho người khác.

13. Biết cách thích ứng với hoàn cảnh.

Việc thay đổi môi trường làm việc gây ảnh hưởng đáng kể tới việc học tập cũng như hành xử của mỗi người. Những người học thông minh hiểu rõ điều đó. Nếu họ không thích làm việc lắm, nhưng hiểu mình cần phải làm, họ sẽ tự gây dựng hệ thống tâm lý để sao cho có trạng thái tinh thần phù hợp nhất.

14. Lắng nghe thực sự.

Họ hoàn toàn nhập cuộc trong những lúc nghe người khác nói. Họ không bị rơi vào trạng thái chỉ nghĩ tới phản ứng của bản thân và không thực sự lắng nghe.

15. Hiểu tự tin là một trò chơi có tính chất tác động.

Họ tự tin về khả năng học tập của mình bằng việc xem những cuộc độc thoại tích cực của bản thân là công cụ để tự rèn luyện vượt qua những tình huống không chắc chắn.

16. Nhìn mọi việc trong bối cảnh tổng thể.

Họ biết chuyển từ cách quan sát cụ thể từ chi tiết sang cách nhìn bao quát nhờ việc tự hỏi mình những câu sau: Vấn đề này có liên quan gì?; Tin này có gì ngạc nhiên không?; Chủ đề này có gì khác hơn không? Theo đó, họ tìm ra các mối liên hệ khác mà nếu không đặt câu hỏi, chúng sẽ bị khuất lấp.

Theo Doanh nhân Sài Gòn/Forbes


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Người thông minh học như thế nào?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc