top-banner-2

Thứ ba, 02/01/2024, 09:32 GMT+7

Gen Z thích nhảy việc, hay do chưa được 'giữ chân' đúng cách?

Viết bởi ducanh   
Thứ ba, 02/01/2024, 09:32 GMT+7

Gen Z - một trong những từ khóa được nhắc đến nhiều nhất xuyên suốt năm 2023 - đã tạo những dấu ấn gì và còn điều gì cần hoàn thiện?

gen-z-thich-nhay-viec-hay-do-chua-duoc-giu-chan-dung-cach

Học sinh Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM), điển hình của gen Z giỏi giang, đầy năng lượng tích cực - Ảnh: V.SAN

Tuổi Trẻ Online đã trò chuyện cùng tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An - ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Tâm lý học Việt Nam, đồng thời là gương mặt quen thuộc trên các kênh truyền hình VTV3, VTV9, HTV7 - về những câu chuyện xoay quanh gen Z và những kỹ năng cần thiết cho tương lai.

Tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An - Ảnh: H.AN

Tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An - Ảnh: H.AN

"Gen Z (những cá nhân sinh trong giai đoạn 1995-2012) thường có khả năng sáng tạo cao và tinh thần tự chủ cao. Họ không ngần ngại thử nghiệm ý tưởng mới và có khả năng tìm ra giải pháp độc đáo.

Việc lớn lên trong môi trường số hóa giúp gen Z sở hữu kỹ năng công nghệ xuất sắc và có khả năng nhanh chóng tiếp thu, áp dụng công nghệ mới.

So với các thế hệ khác, gen Z có tư duy cởi mở về đa dạng văn hóa và tôn trọng sự khác biệt", tiến sĩ Đào Lê Hòa An mở đầu câu chuyện.

* Một trong những điều các công ty nhân sự nhận định là gen Z hiện có tư duy không sâu, thiếu tính phản biện và nhất là thường xuyên "nhảy việc"...

- Gen Z thường được khuyến khích phát triển tư duy tự chủ và khả năng đưa ra quyết định. Điều này có thể dẫn đến sự tự chủ cao và sẵn lòng thay đổi công việc nếu họ cảm thấy không hài lòng hoặc không phát triển. 

Do được giáo dục trong một môi trường đề cao kỹ năng linh hoạt và sáng tạo, gen Z thường có khả năng nhanh chóng thích ứng với môi trường mới, điều này có thể làm tăng khả năng "nhảy việc". 

Gen Z đặt sự trải nghiệm lên hàng đầu. Họ có xu hướng tìm kiếm công việc mang lại trải nghiệm tích cực và ý nghĩa. Nếu công ty không đáp ứng được điều này, họ có thể tìm kiếm cơ hội khác.

Tuy nhiên không phải tất cả bạn trẻ gen Z đều giống nhau. Có nhiều người trong thế hệ này vẫn có óc phản biện cao, tư duy sâu sắc và trung thành với doanh nghiệp. Tất cả nằm ở hệ giá trị, sự lựa chọn và sự phù hợp với mỗi cá nhân.

* Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong việc tuyển lẫn giữ chân gen Z hiệu quả?

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp luôn là một yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân nhân tài trẻ.

Gen Z thường tìm kiếm công việc có ý nghĩa và tương thích với giá trị cá nhân, họ cũng thường đánh giá cao cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp, mong đợi môi trường làm việc linh hoạt và tích hợp công nghệ... 

Hiểu được đặc tính gen Z thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ hoàn thiện, từ đó thu hút và giữ chân người tài hiệu quả hơn.

* Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc (EQ) trong thời đại trí tuệ nhân tạo ra sao, theo anh?

- Xã hội hiện đại đánh giá cao các lao động trẻ có những kỹ năng mềm quan trọng (tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng tự học, giao tiếp và hợp tác, khả năng học tập suốt đời…), trí tuệ cảm xúc (EQ), chỉ số vượt khó (AQ)...

Đây mới chính là những yếu tố quan trọng và bền vững, tạo nền tảng để người trẻ "sống sót" và đạt được thành công, hạnh phúc trong tương lai đầy bất định, nơi rất nhiều thứ trí tuệ nhân tạo đã có thể làm tốt hơn hẳn con người.

Và cũng chỉ khi chúng ta có EQ cao thì mới dễ có cảm giác hạnh phúc hơn. Chẳng hạn việc thực hành lòng biết ơn để thấy mình may mắn hơn biết bao người, vì đã nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ khi có mặt trong cuộc đời. Sự biết ơn những điều nhỏ nhoi và ý nghĩa sẽ khiến cuộc sống dễ chịu, yên vui hơn.

* Trước khi trở thành tiến sĩ tâm lý, anh từng là MC hội chợ và anh không ngại giấu câu chuyện này?

- Khi còn là sinh viên, một trong những công việc làm thêm của tôi là MC cho các sự kiện vừa và nhỏ. Những công việc này đã giúp tôi có cơ hội được gặp gỡ nhiều người, rèn luyện được kỹ năng nói trước công chúng, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, xử lý tình huống, trình bày thuyết phục và xây dựng sự tự tin. 

Đây là những kỹ năng nền tảng và giúp gia tăng giá trị cho nghề nghiệp lớn mà tôi đang theo đuổi. Tôi không nghĩ có nghề sang hèn, miễn là công việc giúp bản thân hoàn thiện và tạo ra giá trị thì đó là việc giới trẻ đừng ngần ngại, chê bai.

Châu Thiên Phúc (sinh viên kiêm vận động viên bóng rổ bán chuyên):

Mong gen Z sử dụng công nghệ đúng cách

Với Châu Thiên Phúc, tập thể thao là một điều bạn cho rằng vô cùng quan trọng và giúp bản thân luôn tích cực - Ảnh: V.SAN

Với Châu Thiên Phúc, tập thể thao là một điều bạn cho rằng vô cùng quan trọng và giúp bản thân luôn tích cực - Ảnh: V.SAN

Cá nhân là một gen Z và tiếp xúc với nhiều bạn thuộc thế hệ này, tôi nghĩ gen Z có điểm cộng là sử dụng thành thạo công nghệ, một số bạn thậm chí áp dụng trí tuệ nhân tạo hiệu quả trong học tập lẫn hoàn thiện bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân...

Còn khuyết điểm phổ biến của gen Z có lẽ là kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện hạn chế, sự thiếu tập trung.

(nguồn: tuoitre.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Gen Z thích nhảy việc, hay do chưa được 'giữ chân' đúng cách?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc