7 nguyên tắc ứng xử vàng |
Thứ ba, 30/07/2013, 09:05 GMT+7 |
Mặc dù mỗi môi trường công việc có những đặc thù riêng và cần những cách tiếp cận khác nhau, song thực tế luôn có những điểm chung có thể áp dụng trong mọi tình huống. 1. Hãy thân thiện và tận tình đối với cấp trên, với đồng nghiệp và với cả cấp dưới, nhưng không nên thể hiện thái quá Một số người đặt trọng tâm vào quan hệ lấy lòng những người mà họ cho là sẽ có ích trong con đường công danh của mình. Thái độ phân biệt đối xử đó rất dễ bị phát hiện, nên cũng dễ phải trả giá đắt. Trong khi đó, nhiều khi, việc tỏ ra quá thân thiện lại mang lại những hiệu ứng ngược, bởi thái độ đạo đức giả rất dễ bị lộ chân tướng. Khi đó, niềm tin sẽ mất và mối quan hệ trở nên dè chừng hơn. 2. Không tầm phào với những gì liên quan đến pháp lý Cần phân biệt giữa cái tầm phào với điều quan trọng và luôn tuân thủ nguyên tắc lưu giữ lại tất cả những chứng cứ, tư liệu đối với mọi vấn đề mà một ngày nào đó có thể sẽ cần. Những người thân thiện mà bạn làm cùng hôm nay có thể ngày mai sẽ đi nơi khác. Bởi vậy, nhất thiết bạn phải giữ các tài liệu giấy tờ về bổ nhiệm, thỏa thuận và những quyết định quan trọng một cách cẩn thận nhất có thể. 3. Nói đúng chỗ, đúng đối tượng, đúng thời điểm Điều rất quan trọng là phải biết thể hiện cho những người làm việc cùng biết được khả năng thật sự của bạn. Bạn phải luôn xác định rõ, nên nói gì và nói ở đâu cho đúng chỗ, đúng mực. 5 điều bạn luôn cần tâm niệm là: nói với ai, nói về ai, nói thế nào, nói ở đâu và nói khi nào. 4. Sống hòa nhập Bạn không nhất thiết phải tham gia mọi cuộc gặp gỡ, giao lưu ngoài công việc với những người cùng làm việc với mình, song đôi khi, bạn cũng nên xuất hiện trong những cuộc vui đó. Việc hiểu người khác ở môi trường ngoài công việc và để người khác hiểu hơn về mình sẽ cải thiện quan hệ và lòng tin giữa bạn với mọi người. 5. Nâng cao các kỹ năng sáng tạo Không được chểnh mảng với những công việc hàng ngày, đồng thời luôn phải có ý thức không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng để làm việc hiệu quả hơn. Có như vậy, tiếng nói của bạn sẽ có trọng lượng hơn. 6. Không thoái chí Khi một ý tưởng mà bạn nhận định là có giá trị, song không được chấp nhận, thì có thể trong đó tiềm ẩn những vấn đề mà bạn chưa nhận thấy. Bạn có thể hoặc tạm cất ý tưởng đó đi một thời gian để sau đó đưa ra phân tích; hoặc có thể chỉnh sửa theo cách làm vui lòng những người chỉ trích lần trước, song tuyệt nhiên không được để mất đi những giá trị cơ bản của ý tưởng. 7. Đừng xem thường công việc do người khác thực hiện Nên sẵn sàng giúp đỡ người khác, bất kể thanh danh và địa vị của bạn đến đâu. Sự nhiệt tình đó giúp bạn giành được tình cảm của những người khác. Theo DNSG Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|