6 cách tạo ấn tượng tích cực khi phỏng vấn online |
Viết bởi ducanh |
Thứ sáu, 09/04/2021, 08:00 GMT+7 |
Bạn đã biết cách làm thế nào để tạo ấn tượng tốt khi tham dự một cuộc phỏng vấn online? Khác với việc cảm nhận và đánh giá trực tiếp, phỏng vấn trực tuyến đòi hỏi ứng viên thể hiện được điểm mạnh của mình qua những gì bạn muốn thể hiện trên webcam bao gồm khuôn mặt, giọng nói, thần thái và cách trả lời câu hỏi. Theo chia sẻ của những chuyên gia nhân sự, họ sẽ đánh giá cao ứng viên có sự chuẩn bị thật tốt, chu đáo cho cuộc trò chuyện. Nó bao gồm bao gồm các yếu tố nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé. Đảm bảo đường truyền kết nối, sử dụng thành thạo phần mềm phỏng vấn Bạn cần kiểm tra kết nối đường truyền, máy tính có đầy đủ micro, tai nghe, webcam, cài đặt các phần mềm nhà tuyển dụng yêu cầu… đảm bảo cho một cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ. Song song đó, bạn cũng cần phải sử dụng thành thạo các phương tiện liên lạc. Hai bên quyết định phỏng vấn bằng phương tiện online nào? Skype, Whatapp, messenger … hay bất kì ứng dụng nào khác. Bạn phải hiểu và sử dụng thành thạo để không bị gián đoạn do trục trặc từ kỹ năng của bạn. Một cuộc trò chuyện kém chất lượng, bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả phỏng vấn, dù là bạn đang ứng tuyển công việc tiếng Nhật, tiếng Anh hay bất kỳ ngành nghề nào khác. Do đó hãy đảm bảo bạn có thể tự tin làm chủ cuộc phỏng vấn online tốt nhất về mặt kĩ thuật. Sử dụng tài khoản là tên thật, ảnh đại diện thật Một số ứng viên thiếu kinh nghiệm có xu hướng đặt tên người dùng bằng biệt danh và ảnh đại diện có tính tượng trưng. Tuy nhiên theo các nhà tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp, điều này hoàn toàn không nên. Thay vào đó bạn nên đặt họ tên thật và dùng một ảnh chuyên nghiệp nhất về bản thân làm ảnh đại diện (nếu phần mềm cần cập nhật hình ảnh). Tên người dùng và ảnh đại diện “chính chủ” sẽ làm các nhà tuyển dụng có cảm giác họ đang phỏng vấn một ứng viên “thật”, chuyên nghiệp và nghiêm túc. Ngoại hình chỉn chu nhất
Ngoại hình rất quan trọng không phải chỉ với cuộc gặp trực tiếp mà cả trong cuộc phỏng vấn online. Thần thái vui vẻ thoải mái tự nhiên, không gượng ép hay rụt rè, ánh mắt nhìn trực diện vào cam chứ không phải vào màn hành máy tính kèm theo sự hào hứng và tập trung vào cuộc nói chuyện, biết lắng nghe và chia sẻ là những điều được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Ngoài ra, quan trọng không kém đó là giọng nói và ngữ âm. Hãy học cách phát âm chuẩn và luyện tập nó cho đến khi bạn chắc chắn mình đã nói đúng chuẩn, tròn từ, âm lượng vừa phải và dễ nghe nhất. Giọng nói truyền cảm và tự tin sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm tốt hơn. Tạo không gian phỏng vấn thích hợp Đó có thể là căn phòng làm việc riêng hay một không gian mở nhưng phải đảm bảo yên tĩnh, không có người xung quanh. Điều đó sẽ giúp cho cuộc trò chuyện suôn sẻ, không bị phân tâm. Tránh xa nơi có tiếng ồn vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc trò chuyện. Ngoài ra cũng cần lưu ý bối cảnh xung quanh cũng cần gọn gàng, ngăn nắp nhất. Sẽ thật tuyệt vời nếu sau lưng bạn là những chi tiết ít nhiều liên quan đến đặc trưng nghề nghiệp, con người bạn. Điều này tuy nhỏ nhưng thể hiện tự tinh tế, tỉ mỉ - điều cần có của một ứng viên tiềm năng. Đừng để nhà tuyển dụng nhìn thấy những hình ảnh luộm thuộm, mất thẩm mỹ trong không gian của bạn. Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến Bạn nên chuẩn bị một file mềm hay bản in đặt trước bàn về thông tin của bạn, các số liệu liên quan và nội dung một số câu trả lời có thể gặp. Những chi tiết này sẽ giúp bạn có được thông tin ngay tức khắc khi được hỏi, cũng như nhà tuyển dụng không phải chờ đợi. Những câu trả lời nhanh chóng, rõ ràng và có các số liệu cần thiết khiến bạn trông đáng tin cậy hơn rất nhiều. Bên đó, các câu hỏi bạn đặt ra cho nhà tuyển dụng cũng phải được chuẩn bị trước. Khi đó, hãy tìm kiếm câu hỏi có giá trị nhất. Bình tĩnh trước các sự cố Sự bình tĩnh và tự tin cần thiết cho bất kì hình thức phỏng vấn nào. Với cuộc phỏng vấn online đôi khi vẫn xảy ra sự cố trục trặc nào đó. Bạn không nên mất bình tĩnh mà thay vào đó hãy nhanh chóng tìm cách khắc phục để kết nối lại cuộc trò chuyện nhanh nhất. Tuyệt đối không tỏ ra lúng túng, mất bình tĩnh, nó chỉ làm cho tình hình thêm rối rắm. Nếu như bạn không nghe rõ thì nên hỏi lại nhà tuyển dụng để nắm chắc câu hỏi nhằm đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Không nên đoán mò vì sẽ rất dễ đưa ra câu trả lời sai. Phỏng vấn online không thể hoàn toàn thay thế gặp gỡ trực tiếp nhưng nó đang trở thành phổ biến vì những tiện ích như tiết kiệm thời gian cho cả hai bên, chi phí đi lại cho ứng viên, ứng phó với tình hình dịch bệnh, hạn chế đi lại… Không khó để tạo ra một cuộc phỏng vấn chỉn chu. Chỉ cần chú ý các yếu tố trên và điều chỉnh phù hợp với trường hợp của bản thân, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng. Đặng Hảo *Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|