top-banner-2

Thứ hai, 09/12/2019, 16:47 GMT+7

Nghệ thuật nói 'không' mà được lòng cả thiên hạ

Viết bởi Mai Ngọc   
Thứ hai, 09/12/2019, 16:47 GMT+7

Nói “không” và học cách từ chối người khác giúp cho bạn tạo ra được một giới hạn cho bản thân, cũng như nâng cao sự tôn trọng dành cho chính mình.

nghe-thuat-noi-khong

Từ chối yêu cầu của người khác không phải là ích kỷ, bởi mỗi người đều có quyền từ chối việc gì đó nếu như nó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của mình.

Việc đưa ra lời từ chối thực sự không dễ dàng, bắt nguồn từ tâm lý muốn chiều lòng tất cả mọi người. Thế nhưng nếu không từ chối, bạn sẽ ôm những trách nhiệm không phải của mình, bạn sẽ phải làm những phần việc của người khác. Nên nhớ mỗi chúng ta không thể làm hài lòng tất cả yêu cầu của mọi người và cũng không có đủ thời gian cho việc đó.

Tác giả của bài viết này là Paula Rizzo - một nhà văn, nhà sản xuất từng đoạt giải Emmy, chuyên gia về hiệu suất trong công việc và chiến lược truyền thông. Trước đây, cô từng là chuyên viên y tế cao cấp tại Fox News Channel trong hơn một thập kỷ. Paula là tác giả của hai cuốn sách: "Listful Living: A List-Making Journey to a Less Stressed You" và "Listful Thinking: Using Lists to be More Productive, Highly Successful and Less Stressed." 

Dưới đây là những dòng chia sẻ của cô về cách nói không nhưng vẫn không làm mất lòng người đối diện, thậm chí còn được họ yêu mến và kính trọng hơn:

Tháng 1 năm 2016, khi đang ngồi ở bàn làm việc, đột nhiên ruột thừa của tôi đau quặn lại. Tôi biết đáng lẽ ra mình nên đi khám bệnh sớm hơn nhưng tôi đã không đến gặp bác sĩ do quá bận rộn với công việc của mình.

Trải nghiệm đó đã thay đổi cách tôi nhìn mọi thứ trong cuộc sống - về công việc đầy thách thức của mình hiện tại và nghĩa vụ của tôi với tư cách là một người vợ, một đứa con gái và một người bạn.

Trước khi bị đau ruột thừa, tôi từng là người chưa bao giờ nói "Không" với bất kỳ ai. Tôi luôn cố gắng hoàn thành mọi công việc mình được giao phó, nhờ vả, cũng như tới dự mọi bữa tiệc mà mình được mời tham dự. Tuy nhiên, trong suốt tám ngày ở bệnh viện, tôi không còn cách nào khác ngoài việc tự nhủ: "Nghỉ ngơi là một cách bận rộn kiểu mới".

Một trong những bài học quan trọng nhất tôi học được là sức mạnh của việc nói không. Mặc dù điều này khá là khó, nhưng vẫn có cách giúp bạn từ chối những lời mời và yêu cầu của người khác một cách duyên dáng, lịch sự mà vẫn không làm mích lòng họ.

 Nghệ thuật nói “không” mà được lòng cả thiên hạ: Khéo léo áp dụng chắc chắn sẽ được cấp trên trọng dụng, đồng nghiệp yêu quý! - Ảnh 1.

Việc đưa ra lời từ chối thực sự không dễ dàng, bắt nguồn từ tâm lý muốn chiều lòng tất cả mọi người. Thế nhưng nếu không từ chối, bạn sẽ ôm những trách nhiệm không phải của mình, bạn sẽ phải làm những phần việc của người khác. Nên nhớ mỗi chúng ta không thể làm hài lòng tất cả yêu cầu của mọi người và cũng không có đủ thời gian cho việc đó.

Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng khi muốn nói "Không" trước những yêu cầu của những người xung quanh:

1. Hãy đơn giản

Khi ai đó mời bạn đến dự một bữa tiệc mà bạn không muốn đi, hay tham gia dự án mới nào đó, hãy lịch sự từ chối ngay lập tức và nói với họ rằng bạn không thể tham dự được. Bằng cách này, bạn sẽ không làm lỡ những dự định, kế hoạch của họ và họ có thể mời những người khác nếu cần thiết.

Bạn có thể nói rằng: "Cảm ơn anh vì đã mời nhưng tôi thực sự không thể tham dự được". Chỉ cần đơn giản như vậy, bạn không cần giải thích thêm nếu không muốn. Điều này sẽ giúp lời từ chối của bạn có hiệu quả mạnh mẽ hơn.

2. Hãy thành thật

Có thể, bạn bận rộn với công việc hoặc những thứ khác nên không thể chấp nhận lời mời của người đối diện, cũng có thể bạn chỉ đơn giản là không có hứng thú với yêu cầu, đề nghị mà họ đưa ra. Hãy nói với họ rằng: "Hai tuần vừa qua tôi đã phải tới dự rất nhiều sự kiện và giờ tôi đang khá mệt mỏi. Cảm ơn vì đã mời tôi đến dự, chúc anh may mắn với sự kiện và chúc sự kiện của anh diễn ra thành công tốt đẹp".

Nếu truyền đạt một cách khéo léo, bạn sẽ luôn được sống thật với con người của mình và không cảm thấy tội lỗi khi từ chối bất cứ lời đề nghị nào.

3. Đưa ra một giải pháp thay thế

Bạn có thể đưa ra gợi ý cho đối phương khi từ chối các yêu cầu của họ, ví dụ như cung cấp thông tin về người có thể thay thế bạn hay có thể hoàn thành lời đề nghị tốt hơn bạn.

Bạn có thể nói với họ rằng: "Tôi không thể tham dự vào ngày hôm đó, nhưng một người đồng nghiệp của tôi, anh A, có thể tham dự và tôi nghĩ anh ấy còn có thể làm tốt hơn tôi nhiều". Cách này sẽ khiến đối phương cảm thấy tôn trọng và yêu mến bạn hơn.

4. Hẹn một dịp khác

Đôi khi, có thể bạn không có tâm trạng để tham dự một bữa tiệc hay dự án nào đó sau một tuần làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không bao giờ muốn tham dự bữa tiệc hay dự án đó một lần nào nữa trong đời.

Vì vậy, hãy nói với họ rằng: "Tôi thực lòng rất muốn tham dự nhưng hiện tại thì không thể được. Anh có thể cho tôi biết khi nào sự kiện tiếp theo sẽ được tổ chức không? Tôi sẽ thêm nó vào lịch trình của mình".

Khi bạn thể hiện sự tín nhiệm của mình và yêu cầu trở thành người đầu tiên đặt lịch cho sự kiện và dự án vào lần tới, bạn sẽ không bỏ lỡ những cơ hội tuyệt vời trong tương lai.

Nguồn: CNBC

Theo Thuỳ Tiên/Cafebiz.vn - 9/12/2019

Link nguồn: http://ttvn.vn/song/nghe-thuat-noi-khong-ma-duoc-long-ca-thien-ha-kheo-leo-ap-dung-chac-chan-se-duoc-cap-tren-trong-dung-dong-nghiep-yeu-quy-42019912141726451.htm


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nghệ thuật nói 'không' mà được lòng cả thiên hạ

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc