Đừng vội startup hay muốn tự làm chủ nếu chưa trả lời được 7 câu hỏi sau |
Viết bởi Mai Ngọc |
Thứ ba, 21/05/2019, 10:58 GMT+7 |
Một số khác, chưa có thành tựu gì đáng kể, lại thành công. Sự khác biệt giữa người thắng và kẻ thua trong kinh doanh là họ đã trả lời một số câu hỏi hóc búa như thế nào trước khi nghĩ tới một kế hoạch thực thi.
Dưới đây là bảy câu hỏi cho những người muốn làm việc cho chính mình. Bạn đang nhấn chìm hay bao bọc khoản đánh cược của mình? Thật lãng mạn (và hoàn toàn khả thi) khi lao đầu vào một công việc kinh doanh mới. Nhiều người cần sự nguy hiểm đó để có động lực. Nếu có thể, bạn hãy xây dựng cho mình một vùng an toàn khi mới bắt đầu. Hãy đánh giá độ rủi ro trên khả năng hoàn vốn và tìm cách giảm rủi ro nhưng không nhất thiết phải giảm khả năng hoàn vốn. Cách thức “đi đêm” với độ rủi ro thấp này – với sự cho phép của công ty đang thuê bạn – là cách thức cần thiết để kiểm tra một ý tưởng. Ý tưởng để đạt được nhiều thành tựu nhất có thể của bạn là gì? có những người trong công ty không thật sự muốn cống hiến toàn bộ thời gian vào việc tối đa hóa lợi ích. Họ chia sẻ với tôi về triết lý kinh doanh chứ không phải mục tiêu cá nhân. Tinh thần kinh doanh của một CEO thành công luôn là: (1) tối ưu hóa việc sử dụng thời gian; (2) có càng nhiều thành tựu càng tốt; (3) thu được lợi ích nhiều nhất có thể từ những thành tựu đó; (4) sáng tạo; và (5) ghi được dấu ấn của bản thân khi chứng kiến các dự án đến ngày đơm hoa kết trái. Nhiều người trên thế giới thật sự muốn kiểu công việc tầm thường. Họ làm rất tốt, họ có thu nhập tốt, họ được biết đến và họ có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động tình nguyện hay đi câu cá hoặc xây dựng một ngôi nhà trên cây cho đứa con trai. Điều hoàn toàn ổn. Trong mọi tổ chức đều có chỗ cho cả hai loại người nhưng không phải ở những vị trí cao nhất. Bạn có thể làm tốt hơn những người khác không? Đạt được nhiều thành tựu nhất thường có thể do không làm việc cho chính mình. Điều này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình kinh doanh. Nếu bạn có một ý tưởng thông minh trong ngành dược phẩm hay một công thức tính thuế mới, bạn sẽ thăng tiến tốt trong hệ thống cửa hàng Mayo Clinic (với ngân sách cho bệnh nhân và nghiên cứu) hay trong một công ty luật (với nguồn khách hàng ổn định) hơn là tự mở một tiệm thuốc hay văn phòng luật của riêng mình. Đây là điều mà những người khát khao được làm chủ chính mình không nghĩ tới. Quan niệm về dòng tiền của bạn là gì? Mọi kế hoạch kinh doanh đều đưa ra các giả định chính xác đến mức khó tin về thu nhập và chi phí. Thế nhưng, hầu hết mọi người đều làm sai. Bỏ việc do có người đầu tư cho 100.000 đô-la không có nghĩa là bạn có thể khởi sự ngay với 100.000 đô-la trong tài khoản. Thường thì bạn được giải ngân theo quý. Trừ khi bạn đã có nhiều khách hàng riêng hoặc là có cách giảm chi phí xuống bằng 0, việc chờ đợi khoản giải ngân đầu tiên có thể là bất tận. Bạn có một công việc kinh doanh hay một thương vụ? Có một vị doanh nhân từng nói: “Từ một công việc kinh doanh ta có thể có 10 giao dịch, thế nhưng, 10 giao dịch không tạo nên một hoạt động kinh doanh”. Là một chuyên viên đầu tư của ngân hàng, anh ta không bao giờ quên rằng các hoạt động thương mại lớn của công ty là một “công việc kinh doanh” và các nghiệp vụ lưu ký chứng khoán có lợi nhuận cao là những “giao dịch”. Có rất nhiều cơ hội “phát một” có thể làm ra tiền trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên khi đang thực hiện nghiệp vụ “phát một” thì đâu là công việc kinh doanh chính đang giúp bạn duy trì được dòng tiền và quỹ lương của công ty? Bạn muốn trở thành một người hùng hay một người chiến thắng? Một nghiên cứu gần đây cho thấy 75% trong số 410.000 triệu phú tại Mỹ có độ tuổi trên 50 và thành đạt nhờ làm việc bảy ngày mỗi tuần trong vòng 20 đến 30 năm trong các hoạt động kinh doanh khá buồn tẻ. Những con số này nói với tôi rằng, với mỗi “người hùng” thành lập nên một hãng hàng không, hãng máy tính hay một hãng sản xuất bánh sô-cô-la, có hàng nghìn “người chiến thắng” đang âm thầm làm rất tốt ở một ngóc ngách nào đó mà các phương tiện truyền thông không nêu tên. Tiền có phải là vấn đề không? Có chứ. Nhiều người hoạt động kinh doanh để kiếm đủ cho gia đình có thể sống thoải mái. Họ thỏa mãn và tự đánh lừa bản thân bằng cách hướng suy nghĩ của mình sang việc thành lập nên các quỹ, đầu tư cho tương lai, xây dựng một tổ chức, và coi việc tối đa lợi nhuận không còn quan trọng. Cuối cùng, lợi nhuận vẫn là vấn đề quan trọng bởi bạn cần nó để có điện thắp sáng, để trả nợ ngân hàng, phát triển kinh doanh và giữ chân nhân viên. Một doanh nhân không khởi sự kinh doanh để nhìn thấy nó kết thúc. Theo Thảo Nguyên (Trí Thức Trẻ)/Cafebiz.vn - 21/5/2019 Link nguồn: http://cafebiz.vn/dung-voi-startup-hay-muon-tu-lam-chu-neu-chua-tra-loi-duoc-7-cau-hoi-sau-2019052110405325.chn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|