top-banner-2

Thứ sáu, 26/02/2016, 16:48 GMT+7

13 sai lầm về tiền bạc giới trẻ hay mắc phải

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 26/02/2016, 16:48 GMT+7

Hiện nay, nhiều bạn trẻ ở độ tuổi 20 do thiếu hiểu biết nên rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, không thể kiểm soát việc chi tiêu của bản thân.

Việc bạn cần làm ngay bây giờ là làm chủ chi tiêu của mình. Dưới đây là một số sai lầm về tiền bạc nhiều người hay mắc phải, theo Business Insider.

1. Không có đủ tiền để tiết kiệm

Theo báo cáo USA/Bank of America Better Money Habits, hiện nay, có khoảng 69% thanh niên có tài khoản tiết kiệm dưới 5.000 USD, 20% thanh niên không có đủ tiền tiết kiệm.

Điều này ảnh hưởng rất nhiều cho tương lai về sau. Để cải thiện tình hình tài chính, bạn nên dành tiền như một khoản hưu trí.

Giới trẻ thường có xu hướng kiếm được đến đâu tiêu hết đến đấy, phục vụ cho nhu cầu bản thân.

Giới trẻ thường có xu hướng kiếm được đến đâu tiêu hết đến đấy, phục vụ cho nhu cầu bản thân.

2. Không ý thức về các khoản vay

Trong năm 2015, sinh viên là những người có nhiều khoản vay nhất. Theo ước tính, trung bình, mỗi lớp sinh viên tốt nghiệp nợ khoảng 35.000 USD.

Với con số cao như vậy, chúng ta có thể thấy, sinh viên không nắm rõ kiến thức về các khoản vay mình cần giải quyết.

Nếu bạn đang nợ một khoản nào đó, cách tốt nhất nên trả dần, trả được càng nhiều càng tốt, nếu không bạn sẽ phải trả thêm cả tiền lãi phát sinh.

3. Kiếm đến đâu tiêu đến đấy

Hầu hết mọi người đều nghĩ, kiếm được tiền phải tiêu và hưởng thụ. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn sai lầm, ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của bạn.

Khi thu nhập nhiều, bạn có thể dễ dàng chi trả cho các khoản mua sắm, phục vụ nhu cầu của bản thân như đi xe taxi, sáng cafe, ăn nhà hàng… Nhưng nếu muốn có tương lai ổn định, bạn nên tiết kiệm số tiền kiếm được vào những mục đích lớn hơn như mua nhà, xe hay để dành lúc về già.

4. Không có tài khoản tín dụng

Tạo tài khoản tín dụng là việc làm rất cần thiết và có ích cho tương lai sau này của bạn. Tài khoản tín dụng có thể giúp bạn thực hiện các mục tiêu lớn hơn như mua nhà, tậu xe...

Tuy nhiên, nhiều sinh viên hiện nay không nhận ra tầm quan trọng của điều này. Họ thường chi tiêu quá mức, không có giới hạn.

Để bảo đảm tương lai tươi sáng, điều tốt nhất các bạn nên làm bây giờ là tạo cho mình tài khoản tín dụng riêng, hoạch định tính toán rõ cho các khoản chi tiêu hàng ngày, sau đó giữ thói quen tiết kiệm, làm cho số tiền trong tài khoản ngày càng lớn.

5. Lấy thẻ tín dụng chi trả các khoản phí sinh hoạt hàng ngày

Theo khảo sát của Hội kế toán viên công chứng Mỹ, hơn nửa giới trẻ Mỹ dùng thẻ tín dụng để thanh toán cho các hóa đơn sinh hoạt, mua thực phẩm hàng ngày. Điều này không có gì sai. Tuy nhiên, nó có thể khiến bạn gặp phải một số rắc rối như các khoản nợ phát sinh.

Nếu cảm thấy mình không thể chi trả cho khoản sinh hoạt phí hàng ngày, bạn không nên dùng thẻ tín dụng, hãy tiết kiệm tiền theo cách khác.

6. Không biết sử dụng tiền vào việc chính đáng

Khi kiểm tra tài khoản, nhiều người thấy số dư nhỏ hơn mình có, cứ như tiền bốc hơi. Họ không nhớ mình đã tiêu gì, sử dụng vào những việc như thế nào. Điều này chứng tỏ bạn đã mất kiểm soát trong việc chi tiêu hàng ngày.

Để thay đổi tình hình, bạn nên bắt đầu hình thành thói quen ghi cụ thể những khoản chi vào cuốn số bỏ túi, giải thích rõ ràng mình đã mua gì, giữ lại tất cả các loại hóa đơn. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận ra mình đã tiêu cả đống tiền vào những thứ nhỏ nhặt không cần thiết.

7. Chờ đến khi có nhiều tiền hơn mới đầu tư

Theo một cuộc khảo sát của UBS Investor Watch, từ khi bắt đầu vào thời kỳ đại suy thoái, trong giới trẻ, có khoảng 20% người theo xu hướng bảo thủ ngân sách, chỉ có khoảng 28% thanh niên thành công khi biết sử dụng tiền đầu tư vào các kế hoạch dài hạn,13% thanh niên dùng tiền đầu tư vào chứng khoản và 39% thanh niên có tiền nhưng không sử dụng vào việc gì ngoài những thứ cần thiết cho cuộc sống.

Những người này cho rằng, đầu tư thường cần rất nhiều tiền và gặp nhiều rủi ro nên họ để tiền của mình nhàn rỗi. Điều này là hoàn toàn sai lầm, khiến bạn không bao giờ có được thành công trong cuộc sống.

Gửi tiền tiết kiệm cũng là cách để đầu tư. Tuy nhiên, bạn có thể chọn cách khác, đầu tư vào các dự định lớn hơn. Không nên có suy nghĩ hay tư tưởng chờ đợi nhiều tiền mới đầu tư, như vậy bạn rất khó có thể làm giàu.

8. Cố gắng làm giàu nhanh chóng

Trong khi nhiều người ở độ tuổi 20 không dám đầu tư, lại có những bạn rất nhiệt tình cho việc này.

Theo số liệu thống kê của Openfolio, trong 2.500 thanh niên Mỹ khủng hoảng tài chính, đa phần thuộc về những người ở độ tuổi dưới 25 và những nhà đầu tư trẻ mua cổ phiếu từ các công ty mình yêu thích, cố gắng hết sức để đạt được chiến thắng.

Tuy nhiên, thực tế, lợi nhuận họ thu được thường không cao.

Cách tốt nhất để làm giàu là nên sử dụng tiền đầu tư vào các kế hoạch dài hạn.

Cách tốt nhất để làm giàu là nên sử dụng tiền đầu tư vào các kế hoạch dài hạn.

Cách tốt nhất để bạn làm giàu là sử dụng tiền đầu tư vào các kế hoạch dài hạn, không nên ôm mộng làm giàu nhanh chóng. Tỷ phú Warren Buffett từng khẳng định: “Làm giàu từ từ thì dễ nhưng làm giàu nhanh chóng lại rất khó".

9. Không dự trữ tiền cho trường hợp khẩn cấp

Khi đang ở tuổi đôi mươi, bạn nghĩ rằng mình luôn đúng và bất khả chiến bại. Tuy nhiên, cuộc sống nhiều điều phức tạp, bạn không thể lường trước. Chỉ một lần chi trả tiền viện phí cũng có thể khiến bạn trắng tay.

Vậy nên, cách tốt nhất để tránh trường hợp xấu nhất này, bạn nên đóng tiền bảo hiểm thường xuyên và nếu không có trường hợp như thế xảy ra, bạn cũng có đủ tiền mua một chiếc xe mới, hoặc trả tiền thuê nhà lâu dài.

Hãy cố gắng dành dụm tiền trong 6 tháng như chiếc phao cứu sinh cho tương lai.

10. Phụ thuộc quá nhiều vào khoản trợ cấp của gia đình

Bố mẹ có thể trợ cấp đầy đủ cho con cái từ các khoản chí phí điện thoại, mua sắm, vui chơi và học tập, thậm chí là mua nhà. Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc vào khoản hỗ trợ đó quá nhiều.

Bạn nên tìm việc làm thêm để có khoản thu nhập cho mình. Sau khi mức lương ổn định, bạn nên nghĩ đến việc tiết kiệm tiền, thiết lập chiến lược cơ bản để đầu tư, dùng số tiền này cùng với sự hỗ trợ của gia đình bắt đầu xây dựng sự nghiệp.

11. Cố gắng thể hiện với bạn bè

Trong độ tuổi 20, nhiều bạn có thói quen dùng tiền mua sắm đồ hiệu, ăn uống ở những nơi sang trọng, đi xe đẹp… để thể hiện với mọi người. Không ít người lại thích chạy theo, đua đòi với những người có điều kiện.

Tuy nhiên, phải nhớ rằng, người ta có xe hơi đi, mua iPhone dùng không đồng nghĩa với việc bạn cũng có thể. Bạn nên biết vị trí của mình như thế nào để sử dụng tiền hợp lý, tránh việc tiêu xài lãng phí.

12. Không nắm được tài chính của bản thân

Một nghiên cứu của FINRA cho thấy, có khoảng 24% người trung niên có thể trả lời đúng 4-5 các câu hỏi nhanh liên quan đến vấn đề tài chính của mình. Con số này giảm xuống còn 18% với những người trong độ tuổi 18-26 tuổi.

Để kiểm soát tài chính, đầu tiên, bạn nên hiểu rõ khái niệm cơ bản về tiền, sau đó, kiểm tra sổ sách cá nhân, các nguồn tài chính hiện có.

13. Có thói quen thích mua hàng rẻ

Những người có thói quen tiết kiệm tiền thường có xu hướng thích mua hàng rẻ. Tuy nhiên, đây là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Bạn nên biết hàng rẻ, chất lượng sẽ thấp, nhanh hỏng, bạn sẽ phải bỏ tiền một lần nữa sắm thứ khác. Giới trẻ nên nhận thức rõ về hàng hóa, giá hàng và giảm giá để biết thực sự thói quen đó có phải là tiết kiệm tiền hay không?

Link nguồn: http://cafebiz.vn/life-style/13-sai-lam-ve-tien-bac-gioi-tre-hay-mac-phai-20160226153132193.chn

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

13 sai lầm về tiền bạc giới trẻ hay mắc phải

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc