Đường ngắn nhất dẫn tới trái tim nhân viên là thông qua dạ dày của họ! |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ ba, 16/09/2014, 14:39 GMT+7 |
Bằng việc đầu tư vào thực phẩm, nhân viên sẽ đánh giá cao nỗ lực quan tâm tới sự hài lòng và sức khoẻ của họ từ phía công ty, từ đó có nỗ lực cống hiến và làm việc nhiều hơn. Hầu hết các nhân viên đều mong đợi có bữa trưa miễn phí từ phía công ty của họ. Ngoài việc dành thời gian nghỉ ngơi và nạp năng lượng để hoàn thành công việc trong ngày, thời gian của buổi ăn trưa còn tạo cơ hội cho các nhân viên có thể giao lưu và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Nhận thấy lợi ích tinh thần to lớn của những việc này, nhiều CEO và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang bắt đầu chú ý hơn và thừa nhận sự cần thiết của việc xây dựng một nhà bếp riêng tại văn phòng công ty. Trong một thập kỷ vừa qua, mô hình kinh doanh đã được cải tiến rất nhiều một phần bởi sự thay đổi trong cách suy nghĩ của lãnh đạo doanh nghiệp về việc tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ giữa nhân viên để giúp họ gắn kết bền chặt hơn thông qua việc chia sẻ bữa ăn ngay tại công ty. Thực phẩm và bữa ăn đều đặn đã trở thành nét văn hoá không thể thiếu của nhiều công ty. Nhà bếp, phòng nghỉ trưa và phòng ăn đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại các doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn. Một vài công ty thậm chí còn nắm bắt những cách sáng tạo để kết hợp thực phẩm thành một phần văn hoá của họ. Ngoài các bữa ăn sáng hoặc bữa trưa miễn phí, rất nhiều công ty còn tổ chức các sự kiện liên quan đến thực phẩm như một phần trọng tâm trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Thực phẩm được coi là vấn đề trọng tâm Các công ty công nghệ khởi nghiệp dường như đã thừa nhận ý kiến cho rằng con đường ngắn nhất dẫn đến trái tim nhân viên chính là qua dạ dày của họ. Ví dụ điển hình là Google. Hãng này đã cung cấp cho nhân viên của họ bữa ăn trưa miễn phí và nhà bếp với vô số đồ ăn vặt. Nhân viên tại đây cũng được khuyến khích tự yêu cầu thực đơn theo như sở thích của mình. Một công ty khác là Twitter. Tại trụ sở tại San Francisco (Mỹ), nhân viên của hãng được ăn bữa sáng và bữa trưa miễn phí hàng ngày. Bên cạnh đó còn có hàng loạt công ty công nghệ khác cũng đang dành đặc quyền tương tự cho nhân viên của họ, dù quy mô không lớn bằng Google và Twitter. Ask.com là một ví dụ, họ cung cấp bữa sáng 1 lần trong tuần, còn Eventbrite.com lại cung cấp đồ ăn vặt miễn phí không giới hạn cho toàn bộ nhân viên. Trong khi đó, Hughes Marino lại cung cấp thực phẩm hàng tuần và luôn đảm bảo đồ ăn vặt không giới hạn cho nhân viên tại văn phòng Orange County và San Diego. Thậm chí, công ty Pro&Red Envelope thừa nhận, thực phẩm là yếu tố quan trọng giúp nhân viên hạnh phúc. Theo đó, vào những thời điểm bận rộn nhất trong năm, công ty này bố trí cả xe tải chở đồ ăn để phục vụ nhân viên của họ. Thực phẩm sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai Không quan trọng là công ty nhỏ hay lớn, vấn đề thực phẩm đang ngày càng được xem trọng như một phần làm nên thương hiệu của công ty và chắc chắn trong tương lai, nó sẽ càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Không thể phủ nhận rằng bữa ăn không chỉ là thời gian nghỉ ngơi sau quá trình làm việc căng thẳng mà còn là cơ hội cho các nhân viên có thể giao lưu, tìm hiểu và chia sẻ với nhau nhiều hơn ngoài vấn đề về công việc. Điều này cực kỳ quan trọng bởi nó giúp họ tăng năng suất làm việc và hiệu quả công việc. Chỉ trong vài năm nữa thôi, hầu hết các công ty sẽ có một bếp ăn tiện nghi hoặc ít nhất là một chính sách về đồ ăn có lợi dành cho nhân viên nhằm hướng đến mục tiêu cân bằng giữa cuộc sống và công việc mà bất cứ người lao động nào cũng mong muốn. Việc này thực chất hoàn toàn không khó, ngay cả những công ty mới khởi nghiệp và chưa có đủ tiềm lực cũng có thể bắt đầu việc này ngay với một phòng ăn nhỏ, thức ăn vặt, bánh và trái cây tươi. Hoặc đơn giản hơn là chính sách thưởng pizza vào mỗi ngày thứ 6 trong tuần như công ty overit.com. Dù theo cách nào đi chăng nữa thì bằng việc đầu tư vào thực phẩm, nhân viên sẽ đánh giá cao nỗ lực quan tâm tới sự hài lòng và sức khoẻ của họ từ bạn, từ đó họ sẽ có nỗ lực cống hiến và làm việc nhiều hơn nữa. Theo Infonet/Theo Entrepreneur Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|