top-banner-2

Thứ ba, 21/11/2023, 09:22 GMT+7

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% để kích cầu tiêu dùng trong nước

Viết bởi ducanh   
Thứ ba, 21/11/2023, 09:22 GMT+7

Theo Bộ Tài chính, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ giảm gánh nặng thuế giữa DN và người tiêu dùng, khi giảm VAT, doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ hưởng lợi.

Tiếp tục kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, ngày 20/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về nội dung này.

Dự thảo Nghị quyết được Chính phủ trình quy định giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ, tương tự nội dung quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

de-xuat-tiep-tuc-giam-thue-vat-2-de-kich-cau-tieu-dung-trong-nuoc

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Nhóm không được giảm thuế gồm: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

 Theo tờ trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ do Bộ Tài chính xây dựng, tác động của giảm 2% thuế VAT từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2024 khiến ngân sách hụt thu khoảng 25.000 tỷ đồng, tương ứng mỗi tháng giảm thu khoảng 4.175 tỷ đồng mỗi tháng.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, giảm thuế VAT sẽ giảm gánh nặng thuế giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, vì vậy khi giảm thuế VAT, doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

Cụ thể, người dân sẽ hưởng lợi trực tiếp do góp phần hạ giá bán, từ đó, giảm trực tiếp chi phí trong chi tiêu. Với doanh nghiệp, việc kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT cũng giúp họ bớt chi phí sản xuất, giá thành và tăng cạnh tranh, doanh số bán hàng.

Tại báo cáo thẩm tra về Nghị quyết này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến đồng tình kéo dài thực hiện chính sách này để nền kinh tế phục hồi nhanh hơn trong bối cảnh khó khăn.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách cho rằng, đây chỉ là biện pháp ngắn hạn, bằng chứng là giảm thuế VAT những tháng cuối 2023 không thể hiện tác động lớn đến kích cầu tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế như nhận định của Chính phủ.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% để kích cầu tiêu dùng trong nước - 2

Một số ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn về khả năng đạt được mục tiêu kích cầu tiêu dùng khi ban hành và thực thi chính sách vì mặc dù đã áp dụng chính sách giảm thuế VAT trong các tháng cuối năm 2023 song tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Quý III/2023 (là thời gian áp dụng chính sách) mức tăng chỉ là 7,3%, thấp hơn so với mức tăng của các quý trước. Đồng thời, đề nghị Chính phủ có giải pháp để chỉ đạo, điều hành chủ động, kịp thời, bảo đảm nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024.

Có ý kiến cho rằng, đánh giá tác động giảm thu khoảng 25.000 tỷ đồng chưa có cơ sở tính toán chính xác, chưa dự báo được mức độ, lĩnh vực, ngành hàng sẽ có chuyển biến tích cực khi thực hiện chính sách. Vì vậy, đề nghị Chính phủ bổ sung đầy đủ đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách.

Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị cân nhắc mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế VAT theo hướng áp dụng thuế suất 8% đối với tất cả các nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.

Cơ quan thẩm tra cho rằng, việc đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện chính sách năm 2022-2023 và dự báo diễn biến về kinh tế, xã hội, nhu cầu hỗ trợ đối với doanh nghiệp và người dân cho cả năm 2024 cần được làm rõ tại thời điểm hiện nay khi xác định các biện pháp điều hành chính sách tài khoá cho cả năm 2024, bao gồm cả khả năng thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Việc chỉ ban hành chính sách cho mỗi lần 6 tháng thể hiện sự thiếu sự ổn định và tính dự báo của việc xây dựng chính sách. Vì vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần có giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Trong trường hợp Chính phủ đến thời điểm giữa năm 2024 mới xác định rõ nhu cầu cần tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT cho nửa cuối năm 2024 thì đề nghị thực hiện theo các quy trình thủ tục ban hành văn bản pháp luật để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, theo quan điểm của cơ quan thẩm tra.

Mặc dù còn những ý kiến băn khoăn nhất định về sự cần thiết của việc tiếp tục ban hành và thực hiện chính sách, về hiệu quả của chính sách, song với quan điểm đồng hành cùng Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, Ủy ban thẩm tra tán thành việc trình Quốc hội xem xét, thông qua chính sách giảm thuế GTGT và đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp Quốc hội, tương tự như đã quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội.

Trước đó, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, lãnh đạo Chính phủ đã đề nghị Bộ Tài chính xây dựng kịch bản để tiếp tục đề xuất Quốc hội cho phép giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% trong 6 tháng đầu năm 2024, từ mức 10% xuống 8% như 6 tháng cuối năm 2023.

(nguồn: vtc.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% để kích cầu tiêu dùng trong nước

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc