5 dấu hiệu của buổi phỏng vấn xin việc thất bại |
Viết bởi ducanh |
Thứ bảy, 23/01/2021, 09:00 GMT+7 |
Không phải tất cả nhà tuyển dụng đều thông báo với ứng viên là họ bị loại ngay trong cuộc phỏng vấn xin việc. Hầu hết họ chọn cách gửi thư thông báo sau đó. Tuy nhiên, việc dự đoán được kết quả sớm giúp bạn chuẩn bị tâm lí hoặc không lãng phí thời gian thêm nữa, nhanh chóng tìm cơ hội công việc khác. Vậy làm thế nào để nhận biết sự thất bại ngay khi nhà tuyển dụng không nói? Một số chuyên gia tuyển dụng nhân sự đã lưu ý với ứng viên rằng có rất nhiều biểu hiện để nhận thấy mình không ghi điểm, không thuyết phục được người phỏng vấn. Tuy nhiên 5 dấu hiệu sau đây là thường gặp và rõ ràng nhất. Tương tác một chiều Dù bạn đang tìm việc làm ở https://www.careerlink.vn/viec-lam/nha-trang, Hà Nội hay TPHCM thì phỏng vấn xin việc là quá trình tương tác giữa hai bên để trao đổi thông tin và sâu hơn là hiểu, nhận định, đánh giá và tìm ra điểm phù hợp về nhau. Nếu cuộc phỏng vấn rơi vào tình trạng nhà tuyển dụng ngồi nói liên tục, bạn chỉ nghe hoặc ngược lại, bạn nói rất nhiều và họ chỉ ngồi nghe thì có nghĩa là tình hình không ổn. Việc chỉ ngồi im từ đầu tới cuối nghe nhà tuyển dụng nói cũng tương đồng với việc bạn là người thụ động, không biết cách thể hiện bản thân. Còn nếu bạn là người nói liên tục có nghĩa là bạn đã bỏ qua cơ hội để nhà tuyển dụng chia sẻ thông tin quan trọng mà bạn không thể tìm hiểu được bất cứ ở đâu. Đây là dấu hiệu của cuộc phỏng vấn thiếu cuốn hút. Lắng nghe và chủ động hỏi đáp, tương tác chính là điều nên làm để có cuộc trò chuyện tốt đẹp, khả quan. Nhà tuyển dụng hỏi các kỹ năng cần thiết nhưng bạn không đáp ứng được Có một số công việc mang tính đặc thù riêng sẽ cần những kỹ năng đáp ứng cho công việc đó. Chẳng hạn, nếu bạn phỏng vấn vị trí Nhân viên kinh doanh, phỏng vấn viên sẽ đặt câu hỏi “Trước đây bạn kinh doanh sản phẩm nào? Đối tượng khách hàng là ai? Doanh số của bạn như thế nào?” để tìm hiểu xem liệu bạn có giỏi các kỹ năng cần thiết đáp ứng công việc như kỹ năng phán đoán và thuyết phục khách hàng hay không. Với câu hỏi “Bạn tìm kiếm các cơ hội thị trường mới ở đâu?”, họ muốn xem xét kỹ năng tìm kiếm và phân tích thị trường của ứng viên… Nếu bạn ấp úng hoặc có câu trả lời thiếu thuyết phục, nhà tuyển dụng tỏ vẻ không hào hứng thì đó là dấu hiệu rõ ràng của buổi phỏng vấn xin việc thất bại. Nhà tuyển dụng yêu cầu đặt câu hỏi nhưng bạn từ chối Nhà tuyển dụng thường tạo cơ hội cho ứng viên làm rõ các thắc mắc bằng cách yêu cầu họ đặt câu hỏi để giải đáp. Tuy nhiên bạn lại từ chối cơ hội này bằng cách cười trừ, im lặng hoặc trả lời “Tôi không có câu hỏi nào”. Đây chính là mấu chốt khiến bạn bị mất điểm nghiêm trọng, cho thấy bạn là người thụ động, nhìn vấn đề không chi tiết, không quan tâm sâu sắc đến công việc và nơi làm việc. Ngoài ra, cách đặt câu hỏi cũng là một cơ sở để đánh giá tố chất ứng viên. Nếu bạn không đặt câu hỏi, có nghĩa là bạn bỏ qua cơ hội được “tiếp thị” ưu điểm của mình. Đây được xem là dấu hiệu báo trước kết quả không mấy khả quan. Nhà tuyển dụng không hỏi bạn khi nào bắt đầu đi làm Có thể trong suốt buổi phỏng vấn mọi thứ diễn ra êm đẹp tuy nhiên phỏng vấn viên đã có sự đánh giá ngầm và bạn không nằm trong danh sách tuyển chọn. Do đó, gần kết thúc buổi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng vẫn không hỏi bạn “Khi nào bạn có thể bắt đầu công việc” thì đây cũng là dấu hiệu của một buổi phỏng vấn xin việc thất bại. Buổi phỏng vấn xin việc kết thúc nhanh chóng Không phải tất cả cuộc phỏng vấn ngắn đều là dấu hiệu của thất bại. Một số nhà tuyển dụng có cách làm việc cực kì nhanh gọn, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý nếu như trong suốt buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng không chú tâm nhìn bạn, không hào hứng với câu trả lời của bạn và kết thúc nhanh chóng thì dấu hiệu thất bại là khá rõ ràng. Cuộc phỏng vấn diễn ra nhanh chóng và kết thúc sớm hơn dự kiến chứng tỏ nhà tuyển dụng nhận thấy bạn không phải là ứng viên họ mong đợi. Một bộ hồ sơ “đẹp” mở ra cho bạn cơ hội được gặp mặt nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn. Đừng để một số biểu hiện không tốt làm mất cơ hội công việc mà bạn mong đợi. Nếu thực sự có năng lực, bạn hãy tìm hiểu kỹ các kỹ năng ứng xử khi phỏng vấn xin việc để có được sự khéo léo, biết cách tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Luôn tận dụng mọi cơ hội để thể hiện điểm mạnh, điểm đặc biệt của bản thân. Bên cạnh đó bạn cũng cần học cách phán đoán tình hình để nhận ra những tín hiệu xấu từ nhà tuyển dụng. Điều này giúp bạn không bỏ lỡ cơi hội tìm kiếm công việc khác thay vì mất thời gian chờ đợi thư báo kết quả. Đặng Hảo *Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|