Một giám đốc sản phẩm thành công - Tại sao không? |
Viết bởi An An |
Thứ bảy, 11/07/2015, 09:18 GMT+7 |
Trở thành một giám đốc sản phẩm thành công đòi hỏi phải có thời gian, sự luyện tập và lòng kiên trì. Trở thành một giám đốc sản phẩm thành công đòi hỏi phải có thời gian, sự luyện tập và lòng kiên trì. Đó là một nghề cần phải “học việc” nhiều và bạn không thể học được nó tại trường vì nó không giống như nghề bác sĩ, kế toán hay luật sư. Vì thế tất cả các giám đốc sản phẩm đều như “tờ giấy trắng” khi bắt đầu và buộc phải học dựa trên công việc. Nếu bạn là một giám đốc sản phẩm mới và cảm thấy mình không thể đảm đương nổi thì đừng có nản chí. Hãy kiên nhẫn. Dẫn dắt sản phẩm và công ty đến sự vĩ đại là một việc đòi hỏi óc phân tích và sáng tạo được cân bằng một cách hoàn hảo. Đó là công việc tốt nhất trên thế giới khi bạn biết cách làm nó. Cho dù xuất thân từ đâu – dân phát triển kinh doanh, kĩ thuật, marketing, IT, hay dân hỗ trợ khách hàng – thì kiến thức và những kĩ năng mà một giám đốc sản phẩm phải học thật nhanh là đều như nhau. Nhiều người bắt đầu vị trí này ở vai trò cộng sự, được làm việc với người có kinh nghiệm hơn để học hỏi kĩ năng thực tế nên được xem một giám đốc sản phẩm giỏi làm việc có thể giúp ít rất nhiều. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ. Nhiều người chỉ xem người khác làm trong yên lặng và rồi gặp rất nhiều lúng túng khi áp dụng những gì mình quan sát được vào thực tế. Vậy thì đâu là những cách tốt nhất để những giám đốc sản phẩm mới có được sự tự tin và sớm trở thành người lãnh đạo? Đây là một số lời khuyên được xem là tốt nhất cho vị trí này cho dù bạn xuất thân từ đâu: Biết mục tiêu của sếp Điều quan trọng nhất là, là một giám đốc sản phẩm, hiệu quả của bạn sẽ được đánh giá không chỉ bằng thành công của sản phẩm mà còn theo mức độ phù hợp của bạn với những mục tiêu của sản phẩm đó. Hiểu được cách sếp của mình được đánh giá như thế nào sẽ giúp bạn hiểu điều gì là quan trọng đối với việc quản lý và với người mà đang trực tiếp chịu trách nhiệm về chuyện cố vấn và hướng dẫn cho bạn. Hãy hướng về mục tiêu bất cứ khi nào có thể. Nói chuyện với 5 khách hàng Đừng sợ làm việc trực tiếp với khách hàng. Trong hầu hết trường hợp, những khách hàng mà đang chủ động dùng sản phẩm của bạn sẽ muốn nói cho bạn biết họ thích (hoặc ghét) nhất điều gì, giúp bạn hiểu biết sâu hơn về những ý tưởng tiềm năng và khả năng đưa ra các quyết định hay những cân nhắc khi bạn đặt ra lộ trình cho sản phẩm của mình. Để thật sự hiểu giá trị của sản phẩm, bạn cần phải nói chuyện với những người sử dụng nó nhiều nhất – khách hàng của bạn. Kết bạn với một kĩ sư bán hàng Kĩ sư bán hàng là những người thường xuyên liên lạc với khách hàng, biết được bức tranh thị trường như thế nào, và là chuyên gia kĩ thuật trong sản phẩm đó. Một kĩ sư bán hàng mà sẵn lòng cho phép bạn dõi theo công việc của họ để học hỏi sẽ mang đến cho bạn cái nhìn sâu sắc và sự đánh giá về cách làm việc phối hợp cho sản phẩm đó, những điểm mạnh và điểm yếu của nó. Người đó cũng sẽ cho bạn thấy cách khách hàng sử dụng sản phẩm đó trong công việc và đời sống hàng ngày của họ như thế nào. Dùng sản phẩm đó Đối với những công ty sản xuất hàng tiêu dùng, đây là một điều không cần phải suy nghĩ nhiều. Bạn nên sử dụng sản phẩm đó hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong một công ty công nghệ cao chuyên phát triển những ứng dụng B2B (từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp), hãy yêu cầu những kĩ sư của bạn cho bạn tiếp cận với một môi trường chạy thử nghiệm, nơi mà bạn có thể tự mình có những thay đổi nho nhỏ để cải tiến nó. Không có trải nghiệm học hỏi nào tốt hơn là sử dụng nó. Thường thì những kĩ sư bán hàng được tiếp cận với những khu vực tập trung sản phẩm trước khi đem bán, vì thế điều này khiến cho việc có mối quan hệ tốt với một kĩ sư bán hàng thậm chí càng trở nên quan trọng hơn. Nhận ít nhất 10 cuộc gọi hỗ trợ khách hàng Đội ngũ hỗ trợ khách hàng liên tục nhận và giải quyết những câu hỏi và vấn đề từ phía khách hàng. Họ là những người xử lý các câu hỏi hóc búa và khẩn cấp. Hãy lắng nghe những phản hồi mà khách hàng gửi đến cho họ. Hãy hiểu cách đội ngũ này làm việc với khách hàng và dùng kiến thức đó để phát triển sự hiểu biết của bạn về khách hàng và sản phẩm. Những công ty công nghệ được thúc đẩy bởi những sản phẩm họ bán ra và giám đốc sản phẩm chính là người thúc đẩy điều đó. Nếu bạn kiên nhẫn khi lần đầu tiên bắt tay vào việc và tin tưởng vào sản phẩm đó cùng những người bán và hỗ trợ nó thì bạn sẽ nhanh chóng gặt hái được thành công thôi. Theo ttvn.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|