top-banner-2

Thứ ba, 27/03/2018, 11:36 GMT+7

Việt Nam trở thành trung tâm chế biến gỗ của Châu Á

Viết bởi Nam Anh   
Thứ ba, 27/03/2018, 11:36 GMT+7

Theo đánh giá của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), Việt Nam đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của Châu Á.

Tại Hội thảo về bức tranh ngành gỗ Việt được tổ chức tại Hà Nội sáng nay (27/3), đại diện Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) cho hay, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 8 tỉ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7,7 tỉ USD. 300 triệu USD còn lại trong số 8 tỷ là giá trị xuất khẩu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như sản phẩm mây tre, cói và thảm.

Với kim ngạch này, ngành gỗ Việt đã về đích sớm 3 năm so với mục tiêu là 8-8,5 tỉ USD đến năm 2020 đề ra trong Chương trình Mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp Giai đoạn 2016-2020 . Ngành gỗ đã có vị trí số 6 trong bảng xếp hạng các ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

hoi-thao-ve-xuat-nhap-khau-go-vanhoadoanhnhan

Hội thảo về bức tranh xuất nhập khẩu ngành gỗ diễn ra tại Hà Nội sáng 27/3.

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), có một số lý do dẫn đến sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, trong đó bao gồm tụt giảm tính cạnh tranh của ngành gỗ Trung Quốc do ngành này bị Hoa Kỳ kiện bán phá giá và do chính sách áp dụng thuế xuất khẩu đồ gỗ của Chính phủ Trung Quốc.

Suy thoái kinh tế năm 2008-2009 tại Châu Âu làm giảm sức sản xuất tại châu lục này, từ đó tạo cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam. Bên cạnh đó, thiếu hụt lao động và giá lao động cao tại Trung Quốc, Malaysia và Indonesia – các quốc gia cạnh canh về chế biến gỗ xuất khẩu với Việt Nam cũng tạo cơ hội cho ngành gỗ chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam phát triển, ông Hạnh nhận định.

Gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam hiện đang được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và EU. Riêng thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu gỗ từ nền kinh tế số 1 thế giới đã cán mốc hơn 3 tỷ USD trong năm vừa qua.

viet nam da tro thanh trung tam che bien go cua chau a hinh 2

Gỗ Việt Nam được nhiều thị trường nước ngoài ưa chuộng.

Tổng Thư ký Vifores Nguyễn Tôn Quyền cho biết, dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt khoảng 9 USD, để vươn tới con số 10 tỉ USD trong những năm tiếp theo.

Theo ông Quyền, công suất thiết kế của các nhà máy chế biến gỗ hiện này có thể đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu, nhưng vấn đề khó nhất đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ đó là nguồn gỗ nguyên liệu.

Cạnh tranh thể hiện ở cả nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung từ thị trường trong nước. Theo tính toán của Viforest, năm 2016 xuất khẩu gỗ đạt 6,9 tỷ USD thì tiêu thụ 31 triệu m3 gỗ, năm 2017 với kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD thì nguyên liệu gỗ tiêu thụ tương đương khoảng 33 triệu. Đến năm 2020, muốn đạt con số 10 tỷ USD thì phải có 40 triệu m3 gỗ. Như vậy, trong nước, ít nhất phải cung cấp 33 triệu m3 , nhưng hiện nay, lượng gỗ trong nước mới đáp ứng khoảng 23 triệu m3, Tổng Thư ký Vifores phân tích.

Gần đây, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ngành đã được đẩy lên con số 10 tỉ USD đến 2020. Do nguồn cung nguyên liệu trong nước không đủ cho chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nước ngoài. Xuất khẩu và mở rộng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có vai trò rất lớn của nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu.

Theo Trần Ngọc - vov.vn - 27/03/2018

Link nguồn: http://vov.vn/kinh-te/viet-nam-tro-thanh-trung-tam-che-bien-go-cua-chau-a-744070.vov


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Việt Nam trở thành trung tâm chế biến gỗ của Châu Á

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc