500 thương hiệu lớn thế giới không có doanh nghiệp Việt Nam |
Viết bởi Nam Anh |
Thứ hai, 04/12/2017, 15:13 GMT+7 |
Dù thương hiệu lớn nhất ở Việt Nam thì cũng còn nhỏ so với nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Sáng 4/11, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương phối hợp với Công ty định giá Brand Finance tổ chức Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2017 với chủ đề: Định giá tài sản thương hiệu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tại Diễn đàn, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, thương hiệu được coi là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Thậm chí tại nhiều doanh nghiệp, tài sản thương hiệu lớn hơn tài sản vật chất. Do vậy, việc định giá giá trị thương hiệu theo tiêu chuẩn tài chính là hết sức quan trọng giúp giảm thiểu thất thoát cho Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa và tránh cho doanh nghiệp thiệt thòi trong quá trình cạnh tranh, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập… Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2017 với chủ đề định giá tài sản thương hiệu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Theo ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương, quản lý thương hiệu là điều quan trọng để thúc đẩy việc định giá cổ phiếu, sáp nhập và mua bán, cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực cũng như toàn cầu. Vì vậy, quản lý thương hiệu cơ bản phải thay đổi, bằng việc tập trung mạnh hơn vào đo lường giá trị kinh tế mà thương hiệu có thể mang đến. “Báo cáo về 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới không có thương hiệu nào của Việt Nam nên có thể hình dung được thương hiệu Việt Nam đang ở đâu. Dù thương hiệu lớn nhất ở Việt Nam thì cũng còn nhỏ so với nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết chính xác thương hiệu của mình là bao nhiêu để biết làm tăng hay giảm nó. Khi định giá phải tuân theo chuẩn mực quốc tế nếu không sẽ khó được các công ty nước ngoài chấp nhận”, ông Samir Tại diễn đàn, các chuyên gia đánh giá, thương hiệu là tài sản có giá trị nhất trong hoạt động kinh doanh, nhưng ít được quan tâm chủ yếu bởi các nhà quản lý bận rộn với việc thúc đẩy sản xuất bán hàng và lợi nhuận. Trên thực tế, làn sóng mua bán sáp nhập phát triển mạnh trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp dù vô hình nhưng trong các thương vụ chuyển nhượng có xu hướng tăng lên. Ông Đặng Xuân Minh, Tổng Giám đốc AVM Việt Nam, đồng sáng lập Diễn đàn M&A yêu cầu Việt Nam lấy dẫn chứng về cổ phần hóa 1 doanh nghiệp nhà nước Tại thời điểm cổ phần hóa, doanh nghiệp chỉ được định giá 3 tỷ đồng. Nhưng cách đây vài năm, kem Tràng tiền có giá trị chuyển nhượng được ước tính lên tới 500 tỷ đồng, riêng giá trị thương hiệu là 150 tỷ đồng. Ông Minh cho rằng, trong bối cảnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy mạnh, cần thiết phải có cơ sở pháp lý rõ hơn về định giá thương hiệu. Quá trình cổ phần hóa cần đấu giá công khai, minh bạch và đẩy mạnh định giá thương hiệu theo chuẩn mực quốc tế. Tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2017, Công ty Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương công bố Bảng xếp hạng top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2017 cho các thương hiệu đứng đầu Việt Nam. Trong danh sách này có tới 15 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia. Đây là năm thứ 3 Brand Finance tiến hành hoạt động định giá thương hiệu Việt Nam. Qua đó, doanh nghiệp sẽ đánh giá và định hướng được chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu. Theo Việt Hà - vov.vn - 04/12/2017 Link nguồn: http://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/500-thuong-hieu-lon-the-gioi-khong-co-doanh-nghiep-viet-nam-703362.vov Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|