top-banner-2

Thứ sáu, 01/07/2016, 11:39 GMT+7

Tăng mức đóng BHXH: Lo bữa nay chưa xong, đã phải lo bữa cho 20 năm tới

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 01/07/2016, 11:39 GMT+7

“An sinh xã hội là tốt, nhưng cơm ăn áo mặc hàng ngày mới là cái nhiều người đang lo”, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Thuế nói về vấn đề tăng mức đóng BHXH.

10tang-bao-hiem-xahoi-van-hoa-doanh-nhan

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới, mức đóng BHXH sẽ liên tục tăng trong năm 2016 và 2018.

Về phía người dân, mức đóng BHXH sẽ không còn tính trên mức lương, mà còn tính cả phụ cấp ghi trong hợp đồng (từ 1/1/2016), và tính thêm cả các khoản bổ sung khác (từ 1/1/2018).

Về phía doanh nghiệp, theo khảo sát trước khi Luật BHXH có hiệu lực, các khoản đóng bảo hiểm đã chiếm tỷ lệ rất cao, lên tới gần 25% lợi nhuận của doanh nghiệp.

Với cách tính mới, cộng thêm lương tối thiểu tăng thêm 5% trong từ 1/5/2016, các khoản chi cho lao động và BHXH của doanh nghiệp càng tăng lên đáng kể.

BHXH đang đặt ra nhiều khó khăn cho cả người lao động lẫn người sử dụng lao động, cho cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài.

“Khi chúng tôi đi khảo sát, 100% doanh nghiệp Việt Nam trốn BHXH, bằng cách làm một hợp đồng lao động theo lương tối thiểu để nộp BHXH ở mức tối thiểu, còn mức lương thực nhận lại là một hợp đồng khác”, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Thuế - tiết lộ.

Với DN FDI, hầu hết cũng không hài lòng. “Họ phàn nàn là vào Việt Nam đầu tư để giảm thiểu chi phí, trong đó có chi phí lao động, nhưng tỷ lệ đóng BHXH quá cao và lại sắp thay đổi nữa sẽ ảnh hưởng tới việc đầu tư. Và người ta đang suy nghĩ việc có nên tiếp tục đầu tư tại Việt Nam nữa hay không”, bà Cúc chia sẻ.

Bà cũng đưa ra khuyến nghị: Một chính sách đưa ra mà 100% doanh nghiệp Việt Nam trốn, và 100% doanh nghiệp nước ngoài lo ngại thì chúng ta cũng phải xem xét lại.

“An sinh xã hội là tốt, nhưng cơm ăn áo mặc hàng ngày mới là cái nhiều người đang lo”, bà Cúc nói.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong BHXH đang yếu. BHXH dù đang nỗ lực rất nhiều, kê khai bằng tay, gửi qua bưu điện, rồi trả chi phí… nhưng rõ ràng vẫn chưa đồng bộ. Đặc biệt, các khoản chi kết nối, như chi trả BHXH, bảo hiểm y tế cũng phải thay đổi sao cho tiện lợi hơn với người dân.

Theo thống kê của Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), tỷ lệ nộp thuế và BHXH/lợi nhuận doanh nghiệp tại Việt Nam đang ở mức khá cao, chiếm tới 39,4%. Tỷ lệ này gấp đôi mức đóng ở Singapore và gấp rưỡi mức đóng tại Thái Lan.

Theo Luật BHXH mới, ngoài việc tăng mức đóng BHXH, đối tượng buộc phải đóng BHXH cũng mở rộng, bao gồm thêm người lao động có hợp đồng lao động từ 1 đến dưới 3 tháng, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người Việt Nam làm việc tại nước ngoài.

Ngoài ra, để được hưởng lương hưu tối đa, người lao động phải đóng thêm 5 năm BHXH, tức đóng 30 năm BHXH với nữ và 35 năm với nam giới, để được hưởng mức lương hưu tối đa (75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH). Để được hưởng mức lương hưu tối thiểu (tỷ lệ hưởng còn 45%), nam giới phải đóng BHXH trong vòng 20 năm, thay vì chỉ đóng 15 năm như trước.

Theo Tri Thưc Trẻ

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Tăng mức đóng BHXH: Lo bữa nay chưa xong, đã phải lo bữa cho 20 năm tới

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc