Mua cá tầm nội địa "xịn" phải có mã code |
Thứ ba, 09/07/2013, 08:38 GMT+7 | ||||
Giống cá tầm được nuôi tại Việt Nam (VN) hầu hết được nhập từ Nga hoặc Châu Âu. Cá tầm Trung Quốc và cá tầm lai mình dài, thon, gai lưng không nhọn và nổi bật như cá tầm Nga. >>Giải pháp nào ngăn chặn cá tầm nhập lậu? Câu chuyện cá tầm nhập lậu khiến người tiêu dùng lo lắng. Dưới đây là một số thông tin về chất lượng sản phẩm cá tầm, cách phân biệt cá tầm nội địa và nhập lậu, sẽ phần nào giúp người tiêu dùng trở nên thông thái hơn khi lựa chọn loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Giống cá tầm được nuôi tại Việt Nam (VN) hầu hết được nhập từ Nga hoặc Châu Âu, với 3 giống chính là Siberi, Sterbel (cá tầm lai) và Osetra . Từ tháng 4-2012 Tập đoàn Cá Tầm VN đã chính thức công bố làm giống thành công giống cá tầm Osetra từ đàn cá bố mẹ nuôi ở VN, và đến nay tại Tây Nguyên nhiều các trang trại và doanh nghiệp đang dùng giống cá này để nuôi. Cá tầm Nga có màu vàng óng đặc trưng ở phía bụng dưới, mũi dài nhưng hình tròn tù, không nhọn. Mình cá nhiều vây dạng gai, trải dài cả xương sống và 2 bên hông cá.
Cá tầm Trung Quốc và cá tầm lai mình dài, thon, gai lưng không nhọn và nổi bật như cá tầm Nga. Mũi cá dài, nhọn với phần bụng màu đen, xám nhạt hoặc trắng. Thịt cá tầm nội sau chế biến vẫn giữ được độ mềm, ăn không ngấy. Khi chế biến thành món ăn, thịt cá nhập lậu thường bã, bở và không có độ đậm như cá tầm Việt Nam. Các chuyên gia Hiệp hội cá nước lạnh cho rằng cá nhập lậu do phải vận chuyển xa nên thường bị xây xước, phần da bụng mỏng hơn so với cá nuôi trong nước. Hiện nay giá cá tầm Việt Nam do Tập đoàn Cá tầm bán với mức giá phổ biến từ 130.000 – 160.000 đồng/kg, trong khi cá tầm nhập lậu không qua kiểm soát, kiểm dịch giá dao động từ 50.000- 60.000 đồng/kg. Một đặc điểm khác để giúp khách hàng kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, Tập đoàn cá tầm VN đã cho áp dụng hệ thống mã code truy xuất nguồn gốc áp dụng cho tất cả các sản phẩm cá tầm nguyên con.
Vì sao cá tầm Trung Quốc rẻ, chất lượng kém Chủ tịch tập đoàn cá tầm VN Lê Anh Đức cho biết, hiện nay, tại Việt Nam, cá tầm được nuôi và phát triển với qui mô lớn tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tại Tây Bắc, đang có tiềm năng rất lớn sau khi Chính phủ đưa vào phát điện 2 hồ Sơn La và Lai Châu. Theo thông tin từ Hiệp hội cá nước lạnh VN thì hầu hết cá tầm được nuôi tại VN đều có thời gian nuôi ít nhất 12-18 tháng trước khi xuất bán. Các doanh nghiệp VN đều dùng các loại thức ăn nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước có giá từ 1,5-3 USD, với lượng đạm dễ tiêu ít nhất 42%, chủ yếu được làm từ bột cá nhập khẩu chất lượng cao. Chủ tịch tập đoàn cá tầm VN Lê Anh Đức khẳng định: "Việc nuôi cá với tốc độ tăng trưởng chóng mặt trong 6 tháng tại Trung Quốc bằng 18 tháng tại VN và bằng các nước phát triển khác nuôi trong 24-48 tháng cho phép tin chắc vào việc cá tại TQ có áp dụng các chất tăng trọng trong quá trình nuôi". Cũng theo ông Đức, sản phẩm cá tầm đang được nuôi tại VN phần lớn có chất lượng tốt và đảm bảo hơn sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế bảo vệ người nuôi, không biết chừng để đảm bảo canh tranh về giá với sản phẩm nhập lậu, một số người nuôi trong nước cũng sẽ áp dụng các biện pháp tăng trọng dẫn đến suy giảm chất lượng. Theo VnMedia Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|