Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức kinh doanh tại châu Á |
Thứ bảy, 06/07/2013, 17:02 GMT+7 |
Trong nền kinh tế toàn cầu, các công ty nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) không thể để tụt hậu trong việc đánh giá các cơ hội kinh doanh khổng lồ ở các thị trường mới nổi, đặc biệt ở châu Á.
Tuy nhiên, các SME lại gặp nhiều thách thức trong việc thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường châu Á khi mà họ phải đối mặt với những rủi ro kinh doanh cao ở những thị trường tuy nhiều hứa hẹn nhưng không quen thuộc. Để có thể tiếp cận thị trường thường tốn kém và mạo hiểm, các SME cần phải lựa chọn cách thức mang lại hiệu quả cao trong khi vẫn tiết kiệm nguồn nhân lực và tài chính vốn hạn hẹp của mình. Muốn được như vậy, điều quan trọng là các nhà quản lý SME phải có những quyết sách đúng đắn trong suốt quá trình thâm nhập thị trường: đánh giá, lên kế hoạch, chuẩn bị, thực hiện và liên tục cải thiện các hoạt động ở địa phương. Nói cách khác, các nhà điều hành cần phải tạo dựng những kiến thức quan trọng tìm hiểu các điều kiện thị trường địa phương và liên tục cập nhật thực tế dựa trên nền tảng kiến thức cơ bản. Theo nghiên cứu gần đây của Viện Toàn cầu McKinsey (MGI), các công ty thường phụ thuộc nhiều vào những chức năng tốt nhất trên thực tế chứ không phải là những ý tưởng riêng, mới lạ để phát triển những chiến lược cạnh tranh của họ. Chính vì vậy, các SME cũng như các tập đoàn đa quốc gia (MNC) hy vọng gặt hái thành công ở các thị trường mới nổi thông qua những thực tế chung tốt nhất, hoàn toàn khác với cách nhìn nhận cơ bản nhất của cách nghiên cứu quản lý chiến lược từ những thập niên trước. Trung tâm của những vấn đề khó khăn khi thâm nhập vào các thị trường mới nổi ở châu Á là những thách thức về giao thoa văn hóa và thiếu tính thể chế. Nghiên cứu gần đây của ông Moser và ông Kuklinski với gần 100 người được phỏng vấn xác định rằng các nhà quản lý ở châu Á phụ thuộc nhiều vào những tổ chức chính thức và phi chính thức chuyên nghiệp để có được những đánh giá thị trường, xác định những cơ hội kinh doanh và đặc biệt là giảm thiểu những rủi ro trong phát triển kinh doanh. Các nhà quản lý cùng với những tổ chức hệ thống chính thức và phi chính thức có thể có được những đánh giá cụ thể về tình hình bản địa để cho phép họ đưa ra những dự đoán trước về tiến trình phát triển, từ đó giảm bớt những rủi ro gắn liền với những hoạt động đầu tư hiện tại và tương lai. Ngoài ra, còn giúp cân bằng những cơ hội kinh doanh mới với các đối tác bên ngoài, bên cạnh những đối tác kinh doanh hiện có của họ. Trong khi một số người tin rằng điều này chẳng có gì mới, nhưng trên thực tế việc sử dụng một cách hệ thống cách thức này vẫn chưa được các SME cũng như MNC áp dụng tốt trong việc phát triển kinh doanh ở những thị trường mới nổi nói chung và các nước châu Á nói riêng. Từ khía cạnh của nhiều nhà quản lý châu Á, thế giới đang trải qua quá trình thay đổi không ngừng và các mối quan hệ kinh doanh riêng được chấp nhận như là bản chất đáng tin cậy ở châu Á. Tuy nhiên, sự tin tưởng vào hướng dẫn thông qua những sắp xếp thể chế chính thức lại thường thấp hơn ở các nước công nghiệp hóa. Một lần nữa thách thức về sự giao thoa văn hóa lại nổi lên: Làm sao bạn có thể biết đối tác kinh doanh Thái Lan này là đáng tin cậy? Làm sao có thể phát triển một hệ thống tổ chức chuyên nghiệp ở Ấn Độ ? Làm thế nào để gây dựng lòng tin với những đối tác Trung Quốc trong một hệ thống chuyên ngành? Thông thường hai đối tác kinh doanh sẽ không khai thác điểm yếu của bên kia vì rủi ro tiềm tàng làm mất đi danh tiếng của mình là quá cao. Trong bối cảnh đó, niềm tin ở châu Á có thể hiểu theo nghĩa tránh gây tổn hại lẫn nhau. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có được những đánh giá có giá trị. Trong những trường hợp phi chính thức, các nhà quản lý có thể nắm cơ hội trao đổi những đánh giá về phát triển hiện tại và tương lai trong lĩnh vực của mình. Việc trao đổi kiến thức trong hệ thống chuyên ngành được coi có giá trị cao và thường đáng tin cậy hơn các nguồn thông tin khác, đặc biệt trong môi trường kinh doanh sôi động như ở các thị trường châu Á. Song đây cũng là thách thức bởi vì các nhà quản lý cũng cần phải nỗ lực đáng kể nhằm có được những thông tin cần thiết theo thứ tự để đưa ra nhưng đánh giá kịp thời. Bên cạnh đó, một trong những tài sản có giá trị nhất ở châu Á là mối quan hệ. Do vậy các nhà quản lý phải làm sao có thể tiếp cận được các hệ thống nhằm phát triển các mối quan hệ một cách hiệu quả. Thách thức chính của các SME là vừa nắm bắt được các tổ chức hệ thống chính thức và phi chính thức, mà lại không phải đầu tư quá tốn kém. Ở khía cạnh này, các diễn đàn học thuật có thể hỗ trợ những người mới đến thiết lập và mở rộng các hệ thống chuyên nghiệp ở châu Á trên một sân chơi trung lập. Sẽ là mơ hồ khi cho rằng danh tiếng của một công ty có thể đủ vượt qua thách thức này. Một trong những phương pháp hữu hiệu là thiết lập mối quan hệ hợp tác với các cơ sở nghiên cứu địa phương, có thể là các trường đại học. Các trường này ở những thị trường mới nổi có thể tạo ra một sân chơi trung lập đối với các nhà quản lý SME phương Tây nhằm giúp họ gặp gỡ với các đối tác địa phương. Các nhà điều hành có thể nắm bắt cơ hội (thường thông qua các sự kiện xã hội) để trao đổi những đánh giá mới nhất và mở rộng hệ thống chuyên ngành của họ. Trong khi ở hầu hết các nước châu Á, các quy luật của cuộc chơi khá khác biệt với các nước công nghiệp phát triển nơi mà việc thực thi chủ yếu dựa vào các hợp đồng pháp lý. Sự phát triển kinh doanh thành công ở châu Á lại phụ thuộc phần lớn vào độ tin cậy của các đối tác kinh doanh. Nói cách khác, các nhà quản lý nước ngoài có thể giành được độ tin cậy cao trong hợp tác kinh doanh nếu họ có thể chắc chắn rằng cả hai bên không làm ảnh hưởng đến danh tiếng của nhau, mà trong giai đoạn đầu là việc chồng lấn các hệ thống chuyên ngành hoặc cá nhân và giai đoạn sau đó là việc liên kết đầu tư kinh tế gia tăng. Bên cạnh những thách thức, các SME cũng có những lợi thế như thường có sự thích ứng với hoàn cảnh nhanh, khả năng tự phục hồi mạnh mẽ trong những thời điểm khủng hoảng và có thể đảm bảo tỉ lệ có việc làm cao cho lực lượng lao động. Nền kinh tế toàn cầu hóa không phải chỉ là những đe dọa đối với các SME mà nó cũng mang lại những cơ hội to lớn cho sự phát triển của SME. Sự tồn tại và phát triển cũng như sự đóng góp của SME đối với quá trình phát triển phụ thuộc rất nhiều vào việc SME nắm bắt được những cơ hội của thị trường và những lợi thế của mình để có được những chiến lược thích hợp. Chinhphu.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|