Cận cảnh dự án BĐS 'Dubai ở Tây Nguyên' trong rừng sâu của tập đoàn Trung Nguyên |
Thứ hai, 25/07/2016, 14:30 GMT+7 |
Nhiều dự án BĐS của tập đoàn Trung Nguyên đến nay đều chậm tiến độ và chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý. Đầu tháng 3, tỉnh Đăk Lăk đã ra "tối hậu thư" cho Tập đoàn Trung Nguyên về thu hồi các dự án đã cấp phép. Chúng tôi đã đi gần 100km từ trung tâm thành phố Buôn Mê Thuộc đến huyện M’Đrắk và đi tiếp hơn 15km đường "rừng" mới đến được khu vực dự án. Mọi háo hức về việc sẽ được chiêm ngưỡng một khu du lịch sinh thái, đã từng xuất hiện những hình ảnh được mệnh danh là "Dubai ở Tây Nguyên" trên một số kênh truyền thông đã tan biến! Chúng tôi đã len lỏi được vào bên trong khu dự án, một bảo vệ cho biết đang thi công các con đường nội bộ, vài nhà sàn và cấm tiếp cận dự án hay chụp hình...
Dự án này có tên là Trang trại và phát triển chăn nuôi gia súc kết hợp Du lịch sinh thái (xã Krông Á, huyện M’Đrắk). Cách đây 12 năm, tỉnh Đắk Lắk đã cấp phép chủ trương đầu tư cho Trung Nguyên tại Công văn 23/CV-UBND ngày 7/1/2004. Quy mô dự án: 595 ha, vốn đăng ký 68 tỷ đồng và đã được chính quyền địa phương cho thuê 3.779.471 m2 đất nông nghiệp để xây dựng các hạng mục đầu tư ban đầu. Đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý.
Từ khi có chủ trương đến nay, đã hơn 11 năm, Trung Nguyên chỉ mới tu bổ, nâng cấp một số đoạn đường đất nội bộ, xây dựng một số nhà sàn (theo kiến trúc dân tộc Êđê) và chăn thả ngựa, heo lai rừng, còn nhiều hạng mục đầu tư khác vẫn chưa hoàn tất. Ngoài ra, tập đoàn Trung Nguyên còn làm chủ đầu tư nhiều dự án đắc địa khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cũng trong diện “thủng thẳng” chưa chịu triển khai. Khu du lịch Dray Sáp Thượng và Dray Nur Với Khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thượng và Dray Nur (huyện Krông Na) được UBND tỉnh giao cho Trung Nguyên từ tháng 10/2010 với diện tích rừng và đất nông - lâm nghiệp 105 ha, vốn đầu tư 50 tỷ đồng, đến nay, tuy chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý đầu tư, nhưng Trung Nguyên (dưới tên gọi Công ty du lịch Đặng Lê) đã đưa vào khai thác 3 năm nay với một số sản phẩm, dịch vụ du lịch như cưỡi ngựa, vui chơi, giải trí và cắm trại dã ngoại dưới chân thác…
Dự án trải dài trên tuyến đường tràn ngập quán cà phê lớn nhỏ, bao quanh khu đất này là một con suối rất thơ mộng.
Hàng chục năm qua người dân vẫn sống vật vờ chờ đền bù giải toả
Theo sự hướng dẫn của một cán bộ Sở Xây dựng tỉnh, do để lâu không triển khai dự án đang trở thành một bãi chứa rác khổng lồ giữa lòng thành phố
Khu đất bao la cây dại vẫn không được đầu tư
Con đường tập trung nhiều hộ dân sinh sống lay lắt chờ di dời
Một phần khu đất dự án nhìn từ trên cao Khu du lịch Suối Xanh Dự án Khu du lịch sinh thái-văn hóa cà phê Suối Xanh (phường Tân Lợi-TP. Buôn Ma Thuột). Khu du lịch này được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư tại Công văn số 4227/UBND-CN ngày 1/9/2009 và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500). Quy mô dự án: 45,45 ha với tổng vốn đầu tư trên 2.128 tỷ đồng.
Dự án này thuộc công trình trọng điểm của Đắk Lắk trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2010-2020, thuộc danh mục Nhà nước thu hồi đất và đã được HĐND tỉnh thông qua ngày 13/2/2014. Song, đến nay khu du lịch này vẫn nằm trên… giấy!
Cách đó không xa, Dự án Nhà máy chế biến cà phê nhân (Cụm Công nghiệp Tân An, TP. Buôn Ma Thuột) có quy mô 5ha, tổng vốn đầu tư khoảng 114 tỷ đồng và được phê duyệt năm 2010. Tuy nhiên, đến nay công ty mới chỉ xây lắp hoàn thiện một số hạng mục, chưa hoàn thiện về thủ tục đầu tư.
Những hình ảnh trên cho thấy mặc dù được khởi công rầm rộ từ năm 2009, Dự án Nhà máy chế biến cà phê nhân đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống. Bên cạnh các dự án khu du lịch, Nhà khách Trung Nguyên (phường Tân Lợi-TP. Buôn Ma Thuột) được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư tại Công văn 3902/UBND-CN ngày 9/6/2014. Quy mô dự án gần 6 ha, số vốn khoảng 130 tỷ đồng nhằm thực hiện các hạng mục nhà khách, hội trường, biệt thự… Đến nay, nhà đầu tư chỉ mới thực hiện thủ tục trích lục bản đồ và đang thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch tỷ lệ 1/500. Dự án Khu danh lam thắng cảnh Đồi Cư H’Lâm (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) rộng 62ha với vốn đầu tư trên 82 tỷ đồng, được UBND tỉnh phê duyệt từ tháng 9-2014, đến nay vẫn đang loay hoay tìm đơn vị tư vấn đo đạc hiện trạng sử dụng đất, vẽ bản đồ địa hình để lập quy hoạch xây dựng. Trong khi đó theo cam kết thực hiện dự án này là 36 tháng, kể từ khi được giao mặt bằng (tháng 10/2014). Được biết, tất cả các dự án đầu tư trên đều được triển khai rất chậm, không bảo đảm tiến độ theo cam kết. Vì vậy UBND tỉnh cũng đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh tiến độ theo đúng trình tự, thời gian. Cụ thể Dự án Khu du lịch sinh thái-văn hóa cà phê Suối Xanh phải hoàn thành thủ tục đầu tư và khởi công xây dựng trước ngày 19/5/2016, theo đó phải hoàn thành tất cả các hạng mục công trình và đưa vào hoạt động, khai thác trước ngày 19/5/2020; Cụm thác Dray Sáp Thượng và Dray Nur phải hoàn thành trước ngày 30/9/2017; Trang trại chăn nuôi gia súc kết hợp du lịch sinh thái M’Đrắk và Nhà khách Trung Nguyên phải khởi công xây dựng trước ngày 30/9/2016 và hoàn thành, đưa vào khai thác trước ngày 30/9/2018.
Trung tâm trưng bày sản phẩm và cũng là văn phòng hoạt động của công ty Đặng Lê (thành viên của tập đoàn Trung Nguyên) tại thành phố Buôn Mê Thuột Theo ttvn.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|