top-banner-2

Thứ bảy, 25/04/2015, 09:16 GMT+7

Không sửa luật lao động, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản?

Thứ bảy, 25/04/2015, 09:16 GMT+7

Một vị đại biểu - doanh nhân cho rằng bất cập tại Bộ luật Lao động có thể đẩy nhiều doanh nghiệp đến phá sản...

sualuatlaodong

Cũng liên quan đến Bộ luật Lao động, đại biểu Sơn đề nghị cần xem lại quy định làm thêm không quá 200 giờ một năm.

Cho tạm dừng việc thực hiện điều 36 của Bộ luật Lao động để giảm nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trước việc người lao động có thể lợi dụng quy định này, là đề nghị được ông Nguyễn Hồng Sơn đề nghị tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015, vừa kết thúc chiều 22/4.

Là doanh nhân - đại biểu Quốc hội đương nhiệm cũng là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội, ông Sơn được mời phát biểu trong không khí thảo luận sôi nổi về việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Hành động mà ông Sơn phải sử dụng đến cụm từ khẩn thiết, đó là sửa Luật Lao động. Bởi theo quy định tại điều 36 thì kể cả khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cũng phải trả trợ cấp lao động.

Điều này, theo ông Sơn là rất bất cập, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp có khả năng phá sản.

Đề nghị được vị đại biểu - doanh nhân này đưa ra là sửa theo hướng như trước đây, tức là chỉ khi người sử dụng đơn phương chấm dút hợp đồng lao động thì mới phải trả trợ cấp cho người lao động.

Nếu tự bỏ việc thì đúng ra người lao động còn phải bồi thường cho doanh nghiệp,  ông Sơn nhấn mạnh.

Vẫn theo phân tích của doanh nhân này thì nếu người lao động lợi dụng quy định tại điều 36 để xin nghỉ việc, được trợ cấp thôi việc và vẫn không ảnh hưởng đến chế độ hưu trí thì sẽ thiệt hại cho cả nhà nước và doanh nghiệp.

Đề nghị xem xét lại việc này, trước hết cho tạm dừng việc thực hiện điều 36 để doanh nghiệp giảm nguy cơ phá sản, ông Sơn quyết liệt.

Cũng liên quan đến Bộ luật Lao động, đại biểu Sơn đề nghị cần xem lại quy định làm thêm không quá 200 giờ một năm. Bởi làm thêm giờ là mong muốn của người lao động là chính, còn người sử dụng lao động muốn người lao động làm thêm giờ không nhiều.

Ông Sơn cũng cho rằng việc giới hạn không quá 200 giờ không hẳn đã tạo điều kiện cho người lao động có thời gian tái tạo sức lao động như giải thích của cơ quan quản lý nhà nước mà đẩy lao động phải đi làm thêm ở chỗ khác không đúng với chuyên môn của mình.

Như vậy quy định trên cũng chính là cản trở mong muốn được làm thêm để tăng thu nhập của  người lao động.

Mặt khác thì trên thực tế nhiều doanh nghiệp, nhất là các đơn vị làm hàng xuất khẩu cũng không áp dụng dược cái này nên mặc dù biết là vi phạm vẫn phải thỏa thuận với người lao động, song lại nơm nớp lo khi có doàn thanh tra kiểm tra thì sẽ có vấn đề.

Nhiều nước phát triển hơn Việt Nam vẫn cho phép làm thêm đến 600 giờ, vì thế nên sửa luật theo hướng có thỏa thuận có nhu cầu làm thêm thì cho phép làm thêm quá 200 giờ, ông Sơn đề nghị.

Trao đổi lại những đề nghị của doanh nhân - đại biểu Nguyễn Hồng Sơn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội - cơ quan thẩm tra dự án Bộ luật Lao động - ông Bùi Sỹ Lợi giải thích, luật cũ có nhiều bất cập nên khi sửa luật điều 36 được thiết kế trên tinh thần người lao động đã có đóng góp cho doanh nghiệp thì khi chấm dứt hợp đồng người sử dụng cần trả lại công sức cho người lao động.

Về quy định làm thêm giờ, trước đây quy định tối đa không quá 300 giờ một năm đã gây ra tác động hại ngược, năng suất lao động không tăng lên. Nếu tăng thêm thời gian vô hình chung đã đẩy bớt người lao động ra khỏi doanh nghiệp.

Trong diễn đàn có nhiều đại biểu - doanh nhân và có cả đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, song không có vị nào lên tiếng về vấn đề ông Sơn nêu và hồi âm của ông Lợi.

Tuy nhiên, nói như ông Bùi Sỹ Lợi thì nếu Chính phủ muốn sửa điều nào ở Luật Lao động xin cứ có tờ trình, và Quốc hội sẽ xem xét theo đúng quy trình.

Theo vneconomy


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Không sửa luật lao động, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc