top-banner-2

Thứ năm, 27/08/2015, 16:48 GMT+7

Đề xuất một số quy định cụ thể về hộ tịch

Thứ năm, 27/08/2015, 16:48 GMT+7

Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

Bộ Tư pháp cho biết, Luật hộ tịch được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8, ngày 20/11/2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, thống nhất trên toàn quốc các quy định mang tính đột phá của Luật hộ tịch, Quốc hội đã quyết định dành thời gian hơn 1 năm để Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết, quy định chi tiết các điều, khoản được Luật hộ tịch giao.

ho-tich-van-hoa-doanh-nhan

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền đăng ký hộ tịch, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này, cần quy định một số biện pháp để bảo đảm triển khai thi hành Luật có hiệu quả (như: xác định rõ yêu cầu đối với việc nộp, xuất trình khi đăng ký hộ tịch trong giai đoạn chuyển tiếp; xác định rõ nội dung đăng ký khai sinh; thủ tục đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt như khai sinh cho trẻ em sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân; cải cách mạnh mẽ thủ tục giải quyết các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài như đăng ký kết hôn, cấp xác nhận tình trạng hôn nhân, ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã giải quyết ở nước ngoài...).

Do đó, theo Bộ Tư pháp, việc ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch là cần thiết.

Bộ Tư pháp đã dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch gồm 5 chương, 48 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ những quy định về giấy tờ khi đăng ký khai sinh, kết hôn; Lập, quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn chuyển tiếp; đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện...

Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ

Tại dự thảo, Bộ Tư pháp nêu rõ đề xuất quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ, trẻ em sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Đây là một trong những trường hợp đặc biệt đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã.

Cụ thể, theo dự thảo, người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch. Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người yêu cầu đăng ký khai sinh còn phải nộp bản sao giấy tờ chứng minh việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật.

Trình tự đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật hộ tịch. Nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định. Phần ghi về cha, mẹ trẻ em trong Giấy khai sinh, Sổ hộ tịch được xác định như sau: Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em được sinh ra do mang thai hộ, thì thông tin về người cha, người mẹ trong Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh của trẻ em là thông tin của vợ, chồng nhờ mang thai hộ. Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thì thông tin về người cha, người mẹ trong Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh của trẻ em là thông tin của cặp vợ, chồng vô sinh.

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.

Theo Chinhphu.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Đề xuất một số quy định cụ thể về hộ tịch

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc