Bí quyết uống bia rượu đỡ say |
Viết bởi Kim Cúc |
Thứ bảy, 21/02/2015, 09:37 GMT+7 |
Không chỉ với những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, đối tác mà ngay trong dịp cuối năm này mỗi người sẽ tham dự rất nhiều các bữa tiệc. Vài bí quyết để bạn có thể giữ được sức khỏe nhưng không phải từ chối quá nhiều lời chúc tụng khi “được mời” uống bia rượu. 1. Đừng uống “tạp” Trộn lẫn nhiều loại đồ uống là kẻ thù tồi tệ nhất cho cơ thể, chưa nói đến chuyện say. Lý do, mỗi loại rượu có chứa các chất phụ gia, hương liệu, các tác nhân khác nhau và khi trộn lẫn sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Rượu mạnh: Chọn màu sáng Nên chọn rượu nhẹ bởi rượu càng nặng như whisky, bourbon hay tequila... thì nồng độ độc tố, đặc biệt là độc tố đồng giống (congener) càng cao, nó được hình thành trong quá trình lên men và chưng cất. Những độc tố này là thủ phạm gây say, nôn nao và nhiều hệ lụy khác. Nếu uống rượu mạnh thì nên chọn rượu sáng màu để giảm độc tố. 2. Ăn trước khi uống Tuyệt đối không được để dạ dày trống, vì như thế không những ethanol càng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể khiến cho bạn chếnh choáng và say. Loại thức ăn thích hợp nhất trước mỗi “bữa nhậu” là sữa và gan lợn. Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể. Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu sẽ bị thiếu hụt vitamin B, và gan lợn là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào nhất. Nếu có thể nên dùng nước ép trái cây, hay nước trái cây không có gas. Đồ uống này có tác dụng cung cấp vitamin và không gây tổn thương cho cơ thể. 3. Uống chậm trong suốt buổi Trung bình cơ thể bạn cần khoảng 1 giờ đồng hồ để “tiêu hóa” hết 30ml thức uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh thì cơ thể càng mất khả năng chống lại sự “tấn công” của chất cồn. Trung bình, cơ thể bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để “tiêu hủy” hết 30ml chất uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh, thì cơ thể bạn càng không có khả năng chống lại sự “tấn công” của rượu. Nhưng nếu bạn biết cách uống chậm rãi, từ từ, điều độ thì dù là người “tửu lượng” kém, bạn cũng khó lòng bị rượu “ hạ gục”. Vậy hãy luôn nhớ giới hạn của bản thân nhé. 4. Tuyệt đối không “đọ” Đừng vì bất cứ lý do gì mà “hơn thua” trong khi uống rượu. Tất cả hậu quả chỉ có bạn chịu thôi. Chỉ lên ly khi có lý do thực sư hợp lý, và khéo léo từ chối những lời mời, lời khích từ người khác. Khuấy động không khí trên bàn tiệc, hòa nhập với mọi người nhưng vẫn kiểm soát được – đó là một nghệ thuật. 5. Kiêng kỵ khi uống rượu Tránh hút thuốc lá khi đang uống rượu, nó gây siết phổi và làm giảm lưu lượng oxy trong máu. Ngoài ra, khi đang uống rượu nên dùng phomát và dùng nhóm thực phẩm dạng hạt vì chúng có hàm lượng chất béo cao, làm chậm sự hấp thu của rượu. 6. Bổ sung thêm nước lọc và hoa quả Hãy uống một ly nước lọc để bổ sung lại nước cho cơ thể khi kết thúc buổi tiệc. Còn nếu muốn mau chóng tỉnh táo, hãy uống một ly trà atiso vì đây là một loại thảo dược có khả năng giải rượu rất tốt. Một chút đồ ăn có vị ngọt hoặc một vài lát hoa quả sẽ giúp cho bạn duy trì được trạng thái tỉnh táo. Theo một kinh nghiệm cổ xưa, sau khi uống rượu, hãy ăn một vài quả hồng chín, vì có thể át được mùi rượu, khiến bạn không bị say. Các loại hoa quả không chỉ có nhiều đường fructoza, không những có khả năng “tiêu hóa”, mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải chất ethanol ra khỏi cơ thể. Việc ăn trái cây này cũng có thể giảm sự đau đầu của bạn khi uống những loại có nồng độ cồn cao. Và điều cuối cùng Lê Thắm chỉ muốn nhắc rằng: “Đã uống rượu bia thì không được lái xe’’. Chất cồn không chỉ làm suy giảm khả năng điều khiển xe mà còn ảnh hưởng đến khả năng phán đoán âm thanh, dễ dẫn đến những tai nạn gây tổn hại tới bản thân và những người khác. Do đó, hãy chủ động nhờ bạn bè, người quen hay người thân trong gia đình đến đón bạn, còn nếu không thể, hãy gọi một chiếc taxi đưa bạn về. Lê Thăm chúc các bạn tận hưởng kì nghỉ tết an toàn và vui vẻ bên người thân. Theo Depplus
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|