top-banner-2

Thứ năm, 29/01/2015, 13:06 GMT+7

8 lý do công việc khiến bạn tăng cân mà không biết

Viết bởi Văn Tuyết   
Thứ năm, 29/01/2015, 13:06 GMT+7

Những người lao động dành nhiều thời gian ngồi bên bàn làm việc (nhân viên hành chính) và có mức độ căng thẳng cao (kỹ sư và giáo viên) có nhiều khả năng tăng cân hơn.

Bạn nhận thấy mình tăng cân đều đặn mà không rõ tại sao cho dù khi ở nhà bạn rất có ý thức trong việc ăn uống và luyện tập thể thao. Thực tế, nguyên nhân khiến bạn tăng cân lại có thể bắt nguồn từ chính công việc và nơi bạn làm việc. Trong năm 2013, một cuộc khảo sát của Tổ chức Harris Interactive với hơn 3000 công nhân cho thấy 41% số người được hỏi cho biết họ tăng cân khi làm công việc hiện tại. Những người lao động dành nhiều thời gian ngồi bên bàn làm việc (như nhân viên hành chính) và có mức độ căng thẳng cao (như các kỹ sư và giáo viên) có nhiều khả năng tăng cân hơn.

Katherine Tryon, một bác sĩ y khoa ở Viện Vitality, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở New York cho biết: "Có nhiều lý do công việc ảnh hưởng đến vòng eo của bạn, bao gồm cả chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và hành vi".

Dưới đây là 8 lý do tại sao công việc lại khiến bạn tăng cân:

1. Ngồi nhiều

undefined

Một nguyên nhân rõ ràng nhất liên quan đến việc tăng cân là thiếu hoạt động thể chất. Nhiều người ngồi liên tục trong ngày, từ ngày này sang ngày khác (ít nhất cũng là 9 giờ/ngày và trong 5 ngày/tuần). Trong một nghiên cứu của Anh năm 2013, các tác giả nói rằng trong khi ngồi một chỗ, nguồn "nhiên liệu" trong cơ thể không được đốt cháy nên dễ dàng thúc đẩy tăng cân.

2. Đi làm xa

undefined

Ngoài thời gian ngồi ở bàn làm việc, chúng ta còn phải tính thêm thời gian ngồi xe để đến chỗ làm. Trung bình người Mỹ dành 25,4 phút để đi tới nơi làm việc và một khoảng thời gian tương đương để về nhà và hầu hết trong số họ (86%) sử dụng phương tiện đi lại là xe hơi, theo Cục Thống kê Hoa Kỳ, và Khảo sát cộng đồng Mỹ.

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y khoa Anh năm 2014, những người tham giao thông công cộng có chỉ số BMI thấp hơn so với những người tự lái xe hoặc đi xe riêng.

3. Căng thẳng trong công việc

undefined

Căng thẳng làm sản sinh hormone cortisol. Lượng hormone này tăng lên có thể gây cảm giác thèm ăn chất béo, đường và cũng có thể làm cho lượng chất béo tăng lên trong cơ thể, tích lũy xung quanh vòng eo. Một nghiên cứu năm 2014 của Đức phát hiện ra rằng làm việc căng thẳng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2.

4. Thức khuya

undefined

Với một số người, công việc quá nhiều hoặc do đặc thù công việc mà họ phải thức khuya để làm. Điều này có thể khiến lịch trình giấc ngủ của họ bị rối loạn, dẫn đến mất cân bằng homrone và gây tăng cân quá mức.

Trong một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Pennsylvania (Mỹ), những người lớn chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm, liên tiếp trong 5 đêm như vậy sẽ tăng cân nhanh hơn so với những người ngủ đủ 8 giờ. Một yếu tố khác góp phần làm cho những người làm việc đêm tăng cân là họ thường ăn đêm để tránh đói mà những bữa ăn thường là các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao.

5. Không có các chương trình kiểm tra sức khỏe

undefined

Một nghiên cứu năm 2014 của trường đại học Hampshire cho thấy ở Mỹ, chỉ có 25% các công ty lớn và 5% doanh nghiệp nhỏ, cung cấp các chương trình sức khỏe toàn diện. Đó là bởi vì các công ty cho rằng các chương trình kiểm tra sức khỏe có chi phí quá nhiều và họ không muốn can thiệp vào hoạt động kinh doanh của nhân viên.

Không chỉ ở Mỹ mà tình trạng thiếu các chương trình kiểm tra sức khỏe ở các công ty như thế này phổ biến ở các nước trên thế giới. Kết hợp với sự chủ quan, nhiều người không có tính tự giác đi khám bệnh nên không hề biết rằng mình đang có nguy cơ tăng cân mất kiểm soát.

6. Thói quen ăn uống của đồng nghiệp

undefined

Nếu bạn thường xuyên đi ăn trưa với các đồng nghiệp của bạn, lựa chọn chế độ ăn uống không lành mạnh của họ có thể "lây" sang bạn. Một nghiên cứu năm 2014 được đăng trên Tạp chí của Viện Dinh Dưỡng và Chế Độ Ăn (Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics) tìm thấy rằng những người có xu hướng "ăn theo" trong môi trường xã hội.

Nói cách khác, nếu bạn biết những người khác đang đặt hàng các loại thực phẩm giàu chất béo, có nhiều khả năng bạn cũng sẽ làm điều tương tự. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong môi trường công việc. Vì vậy, bạn sẽ khó kiểm soát được cân nặng của mình.

7. Thiếu ánh sáng mặt trời

undefined

Nếu bạn làm việc trong một căn phòng không có cửa sổ và bạn đến công ty trước trời có nắng thì có thể bạn đã bỏ lỡ "vũ khí tự nhiên" có tác dụng mạnh mẽ trong việc chống lại bệnh béo phì - đó là ánh mặt trời. Một nghiên cứu trường Đại học Northwestern năm 2014 phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có liên quan với chỉ số BMI, và tiếp xúc với ánh mặt trời trong buổi sáng dường như có tác dụng giảm béo.

Ánh mặt trời giúp điều hòa nhịp sinh học, điều chỉnh cân bằng năng lượng và đốt cháy calo, các tác giả nghiên cứu cho biết. Họ đề nghị mỗi người cần tiếp xúc với ánh mặt trời trong 20-30 phút vào khoảng 8 giờ sáng mỗi ngày để đạt mục đích duy trì trọng lượng.

8. Các chuyến công tác

undefined

Trong các chuyến công tác, bạn khó giữ được chế độ ăn uống như ở nhà vì có nhiều khả năng bạn phải dự các buổi tiệc tùng, chiêu đãi, gặp gỡ khách hàng... Và bạn cũng khó tránh được sự cám dỗ của các món ăn cho dù bạn có thói quen ăn uống rất lành mạnh khi ở nhà.

Kết quả nghiên cứu của Đại học Columbia năm 2011 chứng minh: Chuyến công tác 2 tuần hoặc hơn một tháng có liên kết với sự tăng BMI, dẫn đến béo phì. Các tác giả lưu ý rằng 81% các chuyến đi công tác được thực hiện trong xe hơi, và bạn có thể phải ngồi nhiều giờ. Điều này cũng dễ khiến bạn tăng cân nhanh chóng.

Theo TTVN.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

8 lý do công việc khiến bạn tăng cân mà không biết

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc