Rối loạn căng thẳng sau hồi phục COVID-19 |
Viết bởi ducanh |
Thứ ba, 23/11/2021, 12:01 GMT+7 |
Một số triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau hồi phục COVID-19 bao gồm đau đầu, lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi, cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng. Rối loạn căng thẳng sau COVID-19 tương tự như rối loạn căng thẳng hậu chấn tâm lý (PTSD). Đây là một vấn đề sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng đến những người đã phục hồi COVID-19 do họ có tâm lý lo sợ về việc bị tái nhiễm virus, chết chóc, mất người thân và gặp ác mộng về đại dịch. Việc nhìn thấy hoặc đề cập đến bệnh viện và đại dịch, tin tức về đại dịch, hoặc bất cứ điều gì liên quan có thể làm khởi phát các triệu chứng của họ. Bệnh nhân mắc chứng rối loạn căng thẳng sẽ cố gắng tránh mọi thứ liên quan đến đại dịch, bao gồm cả việc đến bệnh viện vì bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác. Các dấu hiệu ban đầu Các dấu hiệu ban đầu của rối loạn căng thẳng hậu COVID-19 có thể bắt đầu sau chưa đầy một tháng, nhưng đôi khi có thể xuất hiện sau một năm. Các triệu chứng ban đầu của chứng rối loạn này có thể bao gồm: Lú lẫn, thiếu tập trung, mất ngủ, không hứng thú với các hoạt động hàng ngày, hay bị thay đổi tâm trạng. Các triệu chứng khác là lảng tránh, ký ức xâm nhập, thay đổi phản ứng cảm xúc và thể chất, và thay đổi tiêu cực trong suy nghĩ và tâm trạng. Lảng tránh Người bệnh tránh mọi thứ liên quan đến đại dịch, như đọc hoặc nghe tin tức về đại dịch, miễn cưỡng trong việc thăm khám bác sĩ hoặc bất cứ điều gì khác khiến họ nhớ đến COVID-19. Ký ức xâm nhập Khoảng thời gian trải qua đau khổ cứ lặp đi lặp lại trong đầu, và bệnh nhân luôn sống trong nỗi sợ hãi bị tái nhiễm. Nỗi sợ hãi về đại dịch có thể luôn thường trực trong tâm trí họ và sẽ khiến họ không thể nghĩ về bất cứ điều gì khác. Thay đổi phản ứng cảm xúc hoặc thể chất Những người mắc chứng rối loạn căng thẳng dễ giật mình hoặc phòng thủ về mọi điều nhỏ nhặt, tự làm hại bản thân hoặc hình thành những thói quen xấu như uống rượu và hút thuốc. Những thay đổi này khởi phát mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào. Thay đổi tiêu cực trong tâm trạng Những người bị rối loạn căng thẳng sau hồi phục COVID-19 có thể mất hứng thú với các hoạt động và những điều họ yêu thích trước đó. Họ có thể không quan tâm đến việc tương tác với mọi người. Một số triệu chứng khác bao gồm trở nên thu mình, cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng, suy sụp mà không có lý do chính đáng, tuyệt vọng về tương lai, thường xuyên cảm thấy buồn bã. Nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng sẽ tồi tệ hơn và có thể trở nên nghiêm trọng đến mức cản trở hoạt động hàng ngày. Những người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau hồi phục COVID-19 rất dễ mất ngủ, mất khả năng làm việc, mất hứng thú với các mối quan hệ cá nhân và lúc nào cũng cảm thấy bất an. Những người nào dễ bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn căng thẳng? Bất kỳ ai đã hồi phục COVID-19 đều có nguy cơ bị rối loạn căng thẳng do sang chấn. Bệnh càng kéo dài và các triệu chứng càng nặng thì càng có nhiều nguy cơ phát triển tình trạng này. Những người mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần từ trước như trầm cảm, lo âu và những người được điều trị ở phòng ICU có nhiều nguy cơ bị rối loạn hoặc hậu chấn tâm lý. Cách đối phó với rối loạn căng thẳng sau COVID-19 Sau đây là một số cách đối phó với chứng rối loạn căng thẳng: - Tập thể dục thường xuyên. - Trị liệu tâm lý. - Trò chuyện với những người thân yêu, bạn bè và đồng nghiệp. - Tập yoga và thiền định hàng ngày - Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây tươi, rau và các loại hạt. - Uống nhiều nước. - Tránh xa rượu và thuốc lá. - Ngủ ngon tự nhiên hoặc ngủ ngon với thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Để thực hiện các biện pháp này cần thêm nỗ lực từ bệnh nhân vì mức độ động lực ban đầu có thể rất thấp ở những người bị rối loạn căng thẳng sau COVID-19. theo CTV Lương Trâm/VOV.VN - 23/11/2021 link nguồn: https://vov.vn/suc-khoe/roi-loan-cang-thang-sau-hoi-phuc-covid-19-906750.vov Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|