Những thói quen hằng ngày khiến bạn dễ bị cảm lạnh |
Viết bởi ducanh |
Thứ hai, 16/11/2020, 11:37 GMT+7 |
Những cơn cảm lạnh thường không nghiêm trọng, nhưng các triệu chứng của chúng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Không vệ sinh bàn tay: Giữ cho bàn tay sạch sẽ là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc giữ gìn sức khỏe. Ta thường chạm tay lên mặt và miệng nhiều lần trong ngày, do đó bạn cần rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và bất cứ khi nào tay bẩn. Sử dụng thang máy: Có ba lý do thang máy khiến bạn dễ mắc cảm lạnh hơn. Thứ nhất, thang máy khiến bạn lười vận động hơn; thứ hai, nút bấm của thang máy chứa rất nhiều vi khuẩn; và thứ ba, không gian kín của thang máy khiến mầm bệnh dễ lây lan hơn. Lười vận động: Tập thể dục không chỉ giúp bạn giữ dáng mà còn giúp tăng cường miễn dịch và các chức năng cơ thể khác. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn phần nào giảm nguy cơ mắc cảm lạnh. Để bàn chân lạnh: Kinh nghiệm dân gian cho thấy để bàn chân sẽ khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn. Đó là bởi khi bàn chân lạnh, nhiệt độ cơ thể cũng giảm theo, làm giảm khả năng chống chọi với các tác nhân gây cảm lạnh. Sử dụng rượu bia, thuốc lá: Uống rượu bia và hút thuốc lá đều làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ nhiễm khuẩn và mắc bệnh hơn. Theo chuyên gia, hút thuốc gây tổn thương hệ hô hấp, còn rượu bia có tính ức chế miễn dịch. Thiếu ngủ: Thiếu ngủ và ngủ không ngon có thể làm giảm sức đề kháng đáng kể, khiến bạn dễ mắc cảm lạnh hơn. Thiếu ngủ có thể làm giảm chức năng các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể. Bạn nên ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Căng thẳng: Một số thí nghiệm cho thấy căng thẳng tinh thần có liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có cảm lạnh. Các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày và các cảm xúc tiêu cực có thể làm hệ miễn dịch suy yếu, khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn. Thường xuyên đến nơi đông người: Ở những nơi đông người như trung tâm thương mại hay rạp chiếu phim, ta tiếp xúc với nhiều người hơn, chạm vào nhiều vật hơn, do đó nguy cơ nhiễm khuẩn cũng cao hơn. Cắn móng tay: Móng tay chứa nhiều vi khuẩn gấp hai lần bàn tay. Thói quen cắn móng tay tạo điều kiện cho các mầm bệnh đi trực tiếp vào cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả cảm lạnh. Ăn thực phẩm không lành mạnh: Chế độ ăn uống và hệ miễn dịch có mối quan hệ tương quan. Ăn các loại thực phẩm không lành mạnh, như các món nhiều chất béo hòa tan và đồ ngọt, có thể làm suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm, bao gồm cả cảm lạnh. Không uống đủ nước: Nước có tác động rất lớn lên hệ miễn dịch, bởi nước đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tế bào. Uống đủ nước giúp duy trì chức năng miễn dịch và đào thải các mầm bệnh có thể gây cảm lạnh ra khỏi cơ thể. theo CTV Ngọc Diệp/VOV.VN - 16/11/2020 link nguồn: https://vov.vn/suc-khoe/nhung-thoi-quen-hang-ngay-khien-ban-de-bi-cam-lanh-817215.vov Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|