Cách phân biệt sốt co giật thông thường ở trẻ với bệnh động kinh |
Viết bởi ducanh | |
Thứ hai, 08/06/2020, 16:22 GMT+7 | |
Sốt cao và biến chứng sốt co giật ở trẻ em là điều khiến các bố mẹ không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, chính bởi quan điểm sai lầm về sốt cao và sốt co giật khiến bố mẹ có cách xử trí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Hiểu được điều này, chương trình “Đẹp Không Giới Hạn” tập 80 chủ đề “Sốt và biến chứng sốt co giật ở trẻ” với sự chia sẻ của bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng và diễn viên Đào Vân Anh sẽ giải đáp những thắc mắc mà nhiều bố mẹ hiểu sai về điều này. Chương trình “Đẹp Không Giới Hạn” tiếp tục đồng hành cùng nhà tài trợ Thiên Nhiên Việt một thương hiệu “xanh” mang đến những dòng sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Sốt là một triệu chứng nguy hiểm nhưng trong những năm đầu đời sốt là một phản ứng có lợi cho cơ thể. Khi có tác nhân tấn công, cơ thể sẽ biểu hiện bằng cách huy động bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn và virut đó, điều này tạo ra phản ứng thay đổi điểm điều nhiệt trên não gây ra sốt. Sốt chỉ là triệu chứng chứ không phải là bệnh nên bố mẹ không nên hạ sốt cho trẻ bằng mọi giá. Sốt co giật ở trẻ có 80% là sốt co giật lành tính phản ứng tự nhiên ở trẻ từ 6 tháng tuổi – 6 tuổi. Do đó, phụ huynh thay vì lo lắng thái quá thì cần tìm hiểu để có cách xử trí đúng cách. Theo một số truyền miệng từ dân gian, khi trẻ bị sốt lên cơn co giật thì phải ôm chặt trẻ hoặc quấn chặt trẻ lại bằng khăn không cho trẻ co giật tự nhiên. Đây là một quan điểm cực kì sai lầm, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng chia sẻ: “Khi trẻ co giật, đó là co giật tự phát. Dù mình có ôm hay quấn con lại thì cũng không kìm lại được sự co giật. Thậm chí, khi mình kìm lại như vậy có thể gây tổn thương cho đứa trẻ. Mọi người hay sợ khi con co giật sẽ cắn lưỡi nhưng cho đến thời điểm hiện tại tất cả nghiên cứu của nhi khoa cho thấy đứa trẻ không đủ lực làm đứt lưỡi. Có hay chăng, lưỡi của trẻ chỉ bị trầy xước mà thôi. Trong tình huống này, nếu chúng ta bỏ bất cứ thứ gì vào miệng của trẻ thì vô tình làm nguồn oxy cuối cùng dự trữ của trẻ không được lên não gây tổn thương về sau”. Là mẹ của hai con nhỏ, diễn viên Đào Vân Anh chia sẻ trong trường hợp con bị lên cơn co giật, chị sẽ nhanh chóng đưa con đến trung tâm y tế gần nhất nhờ sự can thiệp của y khoa. Có khoảng hơn 80% các bậc phụ huynh lựa chọn phương án này với tâm lí khi con có vấn đề nguy hiểm về sức khỏe thì chỉ đội ngũ y tế mới hỗ trợ được. Tuy nhiên, bác sĩ Tưởng cho biết nếu trẻ đang co giật thì bất cứ hành động di chuyển nào cũng có làm tổn thương con hơn. “Trên 80% sốt co giật ở trẻ là sốt co giật lành tính và thời gian co giật rất ngắn. Do đó, trong thời gian co giật, mình chỉ nên đưa con đến một mặt phẳng an toàn. Sau khi hết co giật, bố mẹ mới đưa con đến bệnh viện”, bác sĩ Tưởng chia sẻ. Vậy có phải khi sốt cao, trẻ sẽ có nguy cơ co giật? Chính vì co giật thường liên quan đến sốt nên đa phần bố mẹ có suy nghĩ sốt cao sẽ gây ra co giật. Trên thực tế, khi sốt nhẹ trẻ vẫn có thể bị co giật. Ngày nay, các bác sĩ không dùng cụm từ “sốt cao co giật” mà chỉ dùng “sốt co giật”. Đứa trẻ có thể mang một cái gene di truyền về sốt co giật, chỉ sốt nhẹ là trẻ đã bị co giật. Ngược lại, có những đứa trẻ sốt rất cao nhưng hoàn toàn không co giật. Một sai lầm lớn mà nhiều bố mẹ đang luôn luôn mặc định khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì phải cho con uống thuốc hạ sốt. “Quan trọng nhất là cơn sốt có gây ảnh hưởng đến trẻ hay không. Có những đứa trẻ sốt 39 độ vẫn chạy nhảy, vui chơi bình thường nhưng cũng có những đứa trẻ chỉ 37,5 độ là đã nằm mệt mỏi, không vận động. Do đó, con số chỉ mang tính chất tương đối. Bố mẹ nên quan sát xem thần thái của con để biết cách xử trí hợp lí”, bác sĩ Tưởng cho biết. Việc theo dõi thời gian con bị sốt và triệu chứng co giật là điều vô cùng cần thiết mà các bố mẹ cần phải lưu ý. Khi con bị co giật, một người đưa con đến mặt phẳng an toàn để không bị chấn thương và một người quay phim lại hình ảnh bé co giật sẽ giúp cho bác sĩ có chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh của con. Ngoài ra, thời gian co giật cũng là chi tiết quan trọng để biết trẻ thuộc nhóm sốt co giật đơn giản hay phức tạp. Nếu trẻ từ 6 tháng – dưới 6 tuổi bị co giật dưới 15 phút và không bị lặp lại trong vòng 24 tiếng đồng hồ thì đây là tiêu chí cơ bản cho thấy bé nằm trong nhóm sốt co giật đơn giản. Đối với thuốc hạ sốt cho trẻ, bác sĩ Tưởng chia sẻ rằng bố mẹ có thể tự trang bị loại có chứa paracetamol hoặc acetaminophen là thành phần an toàn, không gây hại nhiều cho con. Ở chuyên mục “Gian hàng khỏe đẹp”, chương trình “Đẹp không giới hạn” giới thiệu đến khán giả sản phẩm “Mặt nạ viên nén Collagen Super Mask” đến từ thương hiệu mỹ phẩm cao cấp Hàn Quốc SOONACOS. Đây là sản phẩm mặt nạ kết tinh dạng bột từ các dưỡng chất, không chứa chất bảo quản tạo nên độ an toàn, lành tính. Với thành phần chính là collagen nano giúp dữ độ ẩm, cải thiện khả năng đàn hồi tự nhiên mang đến làn da mịn màng, săn chắc, được xem là giải pháp tái tạo, phục hồi da hư tổn hiệu quả. Đặc biệt, thành phần Alpha Arbutin có trong quả Việt Quất giúp dưỡng da trắng sáng một cách tự nhiên. Đặc biệt, khi mua mặt nạ “Mặt nạ viên nén Collagen Super Mask” tại “Gian hàng khỏe đẹp”, bạn sẽ nhận được mức giá ưu đãi là 450.000 đồng/hộp, mua 2 hộp sẽ được tặng 1 hộp đồng giá. Tất cả chỉ có tại “Gian hàng khỏe đẹp”. Quý khán giả chương trình có thể đặt mua hàng tại “Gian hàng khỏe đẹp” qua Fanpage: https://www.facebook.com/gianhangkhoedep/ hoặc Hotline: 090.23.23.305.
* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tags: Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|